đồng nghiệp. Nhân viên sẽ làm một bài trắc nghiệm để chọn ra tên của
người trong hình. Sau đó, hệ thống hiển thị hồ sơ cá nhân và lý lịch của
người đó.
Anh em nhà Brafman, trong cuốn sách của họ, Nhấn chuột: Điều kỳ diệu
của sự kết nối tức thì , kết luận nguyên tắc ấy như sau: “... Yếu tố quan
trọng nhất để xác định bạn có hay không có kết nối với người khác chẳng
phải là tính cách hay sở thích chung - mà đơn giản chỉ là sự gần gũi
”. Vì
vậy, hãy đứng dậy và gặp gỡ để mê hoặc.
Đừng áp đặt những giá trị của bạn
Tôi ước rằng mọi người sẽ xem tôi như chính tôi.
- Vincent van Gogh
Một tổ chức y tế đã có lần dọa những thiếu niên hút cần sa bằng cách nói
với họ rằng những người trẻ hút cần sa thì khả năng sa vào chuyện tình dục
tăng gấp năm lần. Hãy nghĩ xem liệu điều đó sẽ khuyến khích hay làm nhụt
chí những thiếu niên này?
Câu trả lời rõ ràng nhất là, “Không rõ”. Đây là ví dụ minh họa cho sự
nguy hiểm của việc áp đặt giá trị của mình lên người khác: cách làm như
vậy có thể dẫn đến một sự phản tác dụng. Ít nhất, nó cũng có thể làm người
khác phật ý về sự độc đoán của bạn.
Những trường hợp áp đặt giá trị cho người khác mà vẫn mê hoặc được
họ là rất hiếm. Có thể họ bắt người khác phải làm theo ý họ, nhưng đó
không phải là sự mê hoặc. Họ chỉ có thể duy trì sự phục tùng ấy bằng sự ép
buộc. Quả thật, người mê hoặc giỏi nhất là người nhận thức sâu sắc về sự
khác biệt về các giá trị của mọi người và luôn sử dụng một mô hình bao
quát.
Trường hợp của Facebook là một ví dụ của việc không áp đặt giá trị. Ban
đầu, dịch vụ của Facebook chỉ nhắm vào thị trường giới trẻ và khách hàng
sinh viên. Qua thời gian, Facebook đã từ bỏ mục tiêu này và tập trung vào
một mô hình bao quát cho người sử dụng thuộc mọi lứa tuổi. Kết quả là,