phải tự làm. Đối với trẻ, điều này không phải là ngược đãi, mà chính là
bài học lớn chuẩn bị bước vào đời. Trẻ sẽ cảm nhận được niềm vui khi
được làm việc, vô hình chung đã hình thành nên thói quen chăm chỉ và
nâng cao khả năng tự giải quyết công việc.
Mỗi lần tan học, mẹ của Tân đều đến đón cậu. Khi con bước
ra khỏi cổng trường, mẹ chạy ngay đến giúp con cầm cặp sách,
sau đó đưa bình nước hoặc hoa quả cho con ăn. Trên đường đi
học về, Tân vừa ăn vừa chơi, còn mẹ vừa cầm cặp sách và đi
theo con, luôn miệng nhắc nhở: “Đi chậm thôi, cẩn thận kẻo
ngã đấy.”
Một hôm, cô giáo hỏi Tân: “Em lớn rồi, sao không tự đeo
cặp sách?”
Tân chớp mắt nói: “Em cũng muốn đeo, nhưng mẹ không
cho ạ.”
Mẹ Tân cũng nói: “Cháu còn nhỏ, cặp sách nặng thế, cháu
sẽ mệt cô giáo ạ.”
Trên đời này không có bà mẹ nào không yêu con cái, nhưng nuông
chiều không phải là cách yêu con thật sự.
Một cuộc điều tra cho thấy, có 70% cha mẹ bảo vệ con cái, việc gì
cũng làm giúp con, khiến trẻ không học được cách tự làm việc. Điều này
dẫn đến trẻ sau khi trưởng thành thiếu đi kĩ năng sống cần thiết. Như
vậy làm sao trẻ có thể đứng vững trong xã hội đây?
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Mẹ không làm giúp trẻ mọi việc
Nhược điểm lớn nhất của trẻ em ngày nay là thiếu tính tự lập
và sống ỷ lại.
Căn nguyên của điều này là do mẹ luôn bảo vệ, thay trẻ làm
hết mọi việc, không cho trẻ làm bất cứ việc gì, khiến trẻ trở nên
ích kỷ, lười nhác, khả năng tự lập kém.
Vì thế, bắt đầu từ bây giờ, các bà mẹ không nên làm giúp trẻ
mọi việc mà hãy cổ vũ trẻ tự làm việc của mình.
Gợi ý 2: Khích lệ trẻ tự làm những việc vừa sức
Có một số bà mẹ cho rằng, mình làm việc cho con cái để con