vụ của mình và chẳng có gì vui vẻ. Những trải nghiệm không tốt này dần
hình thành tâm lí không thích làm việc nhà ở trẻ.
Để trẻ từ nhỏ đã biết lao động, mẹ cần cổ vũ trẻ tham gia dọn dẹp
nhà cửa, cùng trẻ lập ra kế hoạch làm việc nhà. Điều này vừa bồi dưỡng
tình yêu lao động, vừa rèn luyện khả năng làm việc theo kế hoạch của
trẻ.
Khi thấy mẹ làm việc nhà, bé Nhã 6 tuổi rất thích tham gia,
nhưng có lúc cô bé cũng làm cho nhà cửa bừa bộn thêm. Tuy
nhiên, mẹ không bao giờ tước đi tính tích cực của cô bé, để
hình thành thói quen tốt cho con, mẹ còn thường đề nghị Nhã
cùng mẹ đặt ra kế hoạch làm việc nhà.
Kế hoạch quy định: Vào mỗi tối thứ hai, mẹ dọn phòng, Nhã
giúp mẹ giặt khăn lau và lau nhà; thứ ba, Nhã tưới nước cho
cây cảnh trong vườn; thứ tư, Nhã cùng mẹ đi mua rau, nếu mẹ
bận, mẹ còn cổ vũ Nhã tự đi mua rau; thứ năm, Nhã giúp mẹ
thu dọn bát đĩa, học cách rửa bát; thứ sáu, Nhã có thể tự dọn
dẹp đồ chơi, thu dọn sách vở, quần áo của mình; cuối tuần, Nhã
giúp mẹ giặt quần áo.
Được sự hướng dẫn của mẹ, Nhã đã dần biết làm rất nhiều
việc nhà, cô bé cũng trở nên tự lập, vui vẻ hơn.
Theo điều tra, học sinh tiểu học Mỹ mỗi ngày có thời gian lao động
trung bình là 72 phút, học sinh Hàn Quốc là 42 phút, học sinh Pháp là
36 phút, học sinh Anh là 30 phút, còn học sinh nước ta chỉ có 12 phút.
Thời gian lao động ít như vậy là vì các em không muốn tham gia hoặc
mẹ không cho các em làm.
Thực ra, mẹ không cho trẻ tham gia làm việc nhà, trẻ sẽ cảm thấy
mình vô dụng, nhưng dần dần, trẻ sẽ quen với tình trạng này, cho rằng
việc dọn dẹp nhà cửa không liên quan đến mình; lúc này mẹ dù muốn
trẻ giúp đỡ mình cũng vô cùng khó khăn. Vì thế, mẹ nên hướng dẫn trẻ
làm việc nhà bằng nhiều hình thức khác nhau, đặt nền tảng sống tự lập
cho trẻ sau này.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Mẹ cổ vũ trẻ thử làm mọi việc
Cho dù trẻ còn nhỏ như thế nào, chúng cũng đều muốn làm
việc của người lớn. Đối với trẻ, niềm vui được làm việc là vô