học cách gánh vác trách nhiệm. Trẻ sẽ dần ý thức được rằng, sự tự lập
quan trọng thế nào đối với tương lai của chúng.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Phán đoán xem trẻ có cần giúp đỡ hay
không
Khi trẻ gặp khó khăn, mẹ không nên vội vàng giúp trẻ giải
quyết, mà nên phân tích xem trẻ có thể tự giải quyết vấn đề đó
hay không. Nếu cho rằng trẻ có thể giải quyết được, mẹ nên
buông tay, để trẻ tự xử lí. Khi trẻ cảm thấy khó khăn, mẹ nên
có sự gợi ý thích hợp, không làm hết mọi việc giúp trẻ.
Gợi ý 2: Cổ vũ và tin tưởng trẻ
Khi trẻ gặp khó khăn không thể giải quyết, mẹ không nên
lạnh nhạt, cười nhạo, phê bình hay trách mắng trẻ, như vậy chỉ
khiến trẻ càng thêm lo lắng, căng thẳng, cảm thấy bất lực và
mất đi dũng khí và niềm tin giải quyết vấn đề. Vì thế, mẹ cần cổ
vũ và tin tưởng vào trẻ, điều này là cách hiệu quả nhất kích
thích trẻ tự hoàn thành nhiệm vụ, khiến trẻ cảm thấy vui vẻ,
thoải mái.
Gợi ý 3: Hàng ngày cần nói chuyện, tâm sự nhiều với
trẻ
Hàng ngày, mẹ cần tạo nhiều cơ hội để hai mẹ con cùng
chuyện trò, tâm sự. Cũng cần nắm bắt thời cơ, bàn bạc, thảo
luận những vấn đề gặp phải và cách giải quyết. Trong khi bàn
bạc, trẻ sẽ có được sự gợi ý từ mẹ. Khi gặp khó khăn, đầu tiên,
trẻ sẽ nghĩ đến lời căn dặn của mẹ, như vậy trẻ sẽ có dũng khí
và niềm tin chiến thắng mọi khó khăn.
Ghi chép dành cho mẹ
Chỉ khi mẹ buông tay đúng lúc, trẻ mới tự lập được. Mẹ
cần coi trẻ là một cá thể độc lập, chứ không phải là đối
tượng để mình chăm sóc và chiều chuộng. Cho dù trong
cuộc sống hay trong học tập, khi trẻ gặp khó khăn, mẹ cần
để trẻ tự giải quyết vấn đề. Khi trẻ không thể giải quyết