trẻ, trẻ không có ai giúp đỡ thì sẽ phải tự giác làm việc của mình.
Đương nhiên, khi trẻ có thói quen xấu này, mẹ cũng không nên phàn
nàn, trách móc quá nhiều, mà cần tìm cách để trẻ trở nên chăm chỉ và
tự lập hơn.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Để trẻ phụ trách việc của bản thân
Trẻ lười biếng, mẹ mắng mỏ, phê bình sẽ không có tác dụng,
lúc này việc cần làm là để trẻ gánh vác việc của mình. Ví dụ, mẹ
hàng ngày đều phải gọi trẻ dậy trẻ mới không đi học muộn. Nếu
muốn trẻ tự lập, vậy mẹ hãy sửa thói quen này, để trẻ tự giác
thức dậy hàng ngày. Nếu trẻ không làm được, trẻ sẽ bị cô giáo
phê bình. Sự thực cho thấy, trẻ học được cách tự phụ trách việc
của mình thì mới biết phụ trách việc của gia đình, người khác
và xã hội.
Gợi ý 2: Trừng phạt trẻ một cách thích hợp
Mẹ hãy bàn bạc với trẻ, việc của trẻ để tự trẻ giải quyết, nếu vì
lười biếng không hoàn thành, sẽ phải chịu hình phạt thích
đáng.
Ví dụ, mẹ bảo trẻ tự gấp chăn của mình và đưa ra hình phạt.
Nếu trẻ không kiên trì thì sẽ không cho xem phim hoạt hình,
hoặc không cho đi chơi. Nếu trẻ làm tốt, trẻ sẽ được xem phim
hoạt hình, đi chơi. Dần dần, hành vi lười biếng của trẻ sẽ biến
mất, trẻ sẽ trở nên chăm chỉ, tự lập hơn.
Gợi ý 3: Cổ vũ, khen ngợi những biểu hiện tốt của trẻ
Muốn giúp trẻ thay đổi thói quen lười biếng, cần trừng phạt,
cũng cần khen ngợi. Khi trẻ có hành động chăm chỉ, cho dù
một chút, mẹ cũng kịp thời khen ngợi: “Hôm nay con của mẹ
tiến bộ quá, mẹ vui lắm”, “Mẹ tin con chắc chắn sẽ làm được.
Con thấy không, con đã làm được rồi này”. Được sự cổ vũ, khen
ngợi của mẹ, trẻ sẽ tiếp tục làm việc tốt hơn.
Ghi chép dành cho mẹ