không thích, dùng cách thức thích hợp để trẻ thấy rằng, những môn trẻ
không thích cũng chứa đựng những kiến thức thú vị, từ đó khiến trẻ
thay đổi quan niệm. Chỉ khi trẻ nảy sinh hứng thú với những môn học
này, hiện tượng học lệch mới được loại bỏ.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Tôn trọng cá tính của trẻ
Có trẻ học môn tiếng Anh giỏi, học môn toán kém, mẹ liền
ngày ngày trách trẻ không nghiêm túc học toán; có trẻ học
toán giỏi, tiếng Anh lại kém, mẹ liền phê bình trẻ không chăm
chỉ học tiếng Anh. Cách giáo dục này thực sự không có tác
dụng trong việc điều chỉnh hiện tượng học lệch của trẻ.
Sự khác biệt trong tư duy, cá tính của từng người là yếu tố
khách quan. Cùng giai đoạn, độ tuổi nhưng tư duy lại khác
nhau, có trẻ tư duy trừu tượng phát triển sớm, có trẻ lại phát
triển muộn. Vì thế, mẹ không nên coi nhẹ quy luật khách quan
này, cho rằng trẻ học tốt môn toán như vậy thì chỉ cần bỏ thời
gian, công sức là cũng sẽ học tốt môn tiếng Anh. Cách giáo dục
bắt ép này không thể thay đổi hiện tượng học lệch của trẻ.
Gợi ý 2: Hướng dẫn trẻ thay đổi phương pháp học tập
Trẻ học lệch thường chọn những môn mình thích để học
trước, sau đó mới học những môn không thích, kết quả là càng
học càng thấy chán. Còn có một số trẻ học lệch thiếu tính kế
hoạch, chủ động và hệ thống khi học các môn mà mình còn yếu
nên tất nhiên kết quả học tập sẽ không tốt.
Mẹ cần giúp trẻ thay đổi phương pháp học tập, để trẻ căn cứ
vào đặc điểm tư duy, trí nhớ, quy luật học của mình, chọn
phương pháp và kế hoạch học tập hợp lí, hoặc hướng dẫn trẻ
học hỏi những bạn có phương pháp học tốt.
Đồng thời, mẹ cũng cần cổ vũ trẻ kiên trì, càng là những
môn học kém càng phải cố gắng và kiên trì, như vậy mới có thể
tiến bộ.
Gợi ý 3: Tìm ra những điểm thú vị của các môn học
Mẹ cần tìm những điểm thú vị trong các môn mà trẻ học
kém để kích thích hứng thú học của trẻ, bồi dưỡng niềm tin, để