sóc mẹ. Buổi tối, cô giáo liền gọi điện thoại cho Sơn, dặn cậu
chăm sóc mẹ chu đáo, nhanh chóng trở lại lớp học. Hôm sau,
cô giáo không yên tâm, trực tiếp gọi điện cho mẹ cậu, nhắc mẹ
cậu đừng để lỡ việc học hành, bài vở của Sơn.
Mẹ nghe cô giáo nói thì vô cùng kinh ngạc, vì chị không hề
bị bệnh, và Sơn ngày nào cũng ôm cặp sách đi học như bình
thường. Lúc này, mẹ Sơn và cô giáo mới phát hiện: Sơn trốn
học đi chơi!
Đối với những trẻ trốn học, các bà mẹ thường không biết làm thế
nào, hoặc có cách dạy dỗ con cái sai lầm, có người nghiêm khắc trách
mắng, hoặc đánh đập thô bạo, hoặc mặc kệ, khiến cho trẻ có cách nghĩ
và nhìn nhận lệch lạc, không thoát ra khỏi con đường lầm lỗi.
Thực ra, muốn giải quyết vấn đề trốn học của trẻ, mẹ không nên
mắng, đánh hoặc trách cứ trẻ. Điều cần làm trước tiên là tìm hiểu rõ
nguyên nhân tại sao con trốn học, sau đó khuyên nhủ con nên chơi với
những bạn tốt, tham gia các hoạt động tập thể có ích. Khi làm như vậy,
trẻ mới cảm thấy thú vị, mới mẻ, có hứng thú khi đi học. Đồng thời, mẹ
cũng cần thường xuyên liên hệ với thầy cô giáo, tìm hiểu tình hình học
tập của con, tăng cường giáo dục con các biện pháp bảo vệ bản thân,
tránh các cám dỗ bên ngoài xã hội, định hướng cho con yên tâm học
hành, tích cực tham gia vào cuộc sống vui vẻ, phong phú ở trường học.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ trốn học
Khi mẹ phát hiện trẻ trốn học, không nên kích động, chưa
hỏi rõ nguyên nhân đã trách mắng, quát tháo. Điều này chỉ
càng khiến trẻ thấy chán ghét học hành và nói dối vì muốn
tránh cơn giận dữ của mẹ.
Cách làm đúng đắn là bình tĩnh xử lí, kiềm chế cơn giận để
tìm hiểu nguyên nhân con trốn học. Chỉ khi nào hiểu rõ
nguyên nhân mới có được cách dạy dỗ, hướng dẫn đúng đắn.
Gợi ý 2: Tích cực nâng cao hứng thú học tập của trẻ
Khi trẻ có thành tích học tập không như ý, mẹ không nên
phàn nàn, so sánh trẻ với các bạn khác, mắng trẻ “ngốc”,
“đần”, “vô dụng”…, mà cần động viên, khích lệ trẻ nhiều hơn,
để trẻ tiếp tục cố gắng. Nếu trẻ có tiến bộ, mẹ cần kịp thời khen