Khả năng kiềm chế và điều chỉnh cảm xúc bản thân của trẻ
đều khá kém, đây là một đặc điểm của lứa tuổi. Hơn nữa có bà
mẹ luôn thỏa mãn mọi yêu cầu của trẻ, dần dần trẻ sẽ quen với
cách khóc lóc để đạt được mục đích của mình, dẫn đến khả
năng kiềm chế bản thân kém.
Muốn giúp trẻ học cách kiềm chế tình cảm, người mẹ cần tạo
cho trẻ thói quen sống tốt, ví dụ cổ vũ trẻ thức dậy đúng giờ, ăn
uống đúng giờ, tự mặc quần áo, thu dọn đồ chơi, đồng thời
cũng khuyến khích trẻ giao lưu với nhiều bạn bè, tuân thủ các
quy tắc, luật lệ trò chơi. Trong các hoạt động này, trẻ sẽ dần
dần học cách kiềm chế bản thân.
Ghi chép dành cho mẹ
Tính cách tốt hay không, khả năng kiềm chế tình cảm
mạnh hay yếu là chỉ tiêu quan trọng được đo lường qua
biểu hiện của trẻ trong các hoạt động thể chất. Sự trưởng
thành của trẻ cần có sự giúp đỡ và hướng dẫn của mẹ, hàng
ngày người mẹ cần chú ý điều chỉnh tình cảm của mình,
giúp trẻ xây dựng cá tính tự tin, dũng cảm, tự lập, kiên
cường, nâng cao tố chất tình cảm cho trẻ, để cuộc sống của
trẻ luôn ổn định, thực tế.
THÓI QUEN TỐT CỦA CON ĐƯỢC
HÌNH THÀNH TỪ SỰ GIÁO DỤC
CỦA NGƯỜI MẸ
Có người đã nói rằng: “Tư tưởng thế nào sẽ có hành động như vậy,
hành động thế nào sẽ có thói quen như vậy; thói quen thế nào sẽ có tính
cách như vậy; tính cách như thế nào sẽ có số phận như vậy”. Một nhà
giáo dục đã có một so sánh rất hình tượng về vấn đề thói quen của con
người. Ông nói: “Thói quen tốt của một người sẽ là lợi nhuận mà cả đời
anh ta không bao giờ dùng hết; thói quen xấu của một người sẽ là món
nợ mà cả đời anh ta không bao giờ trả hết.” Xem ra, thói quen tốt hay
xấu có ảnh hưởng rất quan trọng đến cả cuộc đời con người.
Rất nhiều thói quen trong cuộc sống của trẻ đều bắt nguồn từ người