Trong quá trình bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ, mẹ cần chú
ý không được có ngoại lệ: Thứ nhất không có ngoại lệ về thời
gian, thứ hai không có ngoại lệ về không gian. Điều này yêu
cầu việc mẹ bồi dưỡng thói quen cho trẻ phải tiến hành liên tục,
không ngắt quãng.
Ví dụ: Mẹ muốn bồi dưỡng cho trẻ thói quen đọc sách, cho
trẻ đọc mỗi ngày một chút. Dần dần, trẻ mới có thói quen đọc
sách.
Gợi ý 3: Thói quen tốt cần khen ngợi, thói quen xấu
cần sửa đổi ngay
Khi trẻ có những thói quen tốt, mẹ cần kịp thời cổ vũ, làm
tăng hành động thói quen ấy ở trẻ. Ví dụ trẻ nhặt rác dưới đất
bỏ vào thùng rác, mẹ cần khen ngợi trẻ biết giữ gìn vệ sinh. Lần
sau, gặp tình trạng như vậy, trẻ sẽ lặp lại hành động của mình.
Dần dần sẽ hình thành thói quen giữ vệ sinh cho trẻ.
Ngược lại, khi trẻ có thói quen xấu, mẹ cần kịp thời uốn nắn.
Vì trẻ một khi đã hình thành thói quen xấu, sẽ khó có thể sửa
chữa được. Nhiều trẻ không biết thói quen của mình là không
tốt, không kiềm chế được bản thân và lặp lại thói quen xấu đó.
Vì thế, khi mẹ phát hiện con có thói quen xấu, không nên bỏ
qua mà cần kịp thời uốn nắn, như vậy trẻ mới có thể sửa đổi.
Ghi chép dành cho mẹ
Bà mẹ nào cũng hi vọng mình có đứa con ngoan. Vậy trẻ
thế nào mới gọi là ngoan? Trẻ có thói quen tốt là trẻ ngoan,
đi đến đâu cũng sẽ khiến cha mẹ yên tâm. Bồi dưỡng thói
quen tốt cho trẻ cần thực hiện từ những việc nhỏ trong cuộc
sống hàng ngày, vì thế, người mẹ cần là tấm gương tốt cho
con cái, dựa vào đặc điểm độ tuổi của trẻ, bồi dưỡng từng
thói quen hành vi tốt cho trẻ. Chỉ cần mẹ kiên trì sẽ đạt
được hiệu quả giáo dục tốt.
MẸ ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH PHẨM