MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 208

nhiều, tất cả đều do bà mẹ “giỏi giang” sắp xếp. Kết quả là trẻ không biết
gánh vác trách nhiệm, trở thành dựa dẫm và ỷ lại hoàn toàn vào mẹ, tự
nhiên sẽ không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Mẹ nên biết rằng, luôn luôn yêu cầu và phê phán trẻ, chỉ khiến trẻ

trở nên tự ti. Sự trưởng thành của trẻ đa số đều xuất phát từ tâm lí
không ngừng khẳng định bản thân, nhưng bà mẹ “mạnh mẽ” lại yêu cầu
trẻ quá cao, khiến trẻ cảm thấy áp lực. Khi trẻ dần dần lớn lên, trẻ ý thức
được mình khó có thể đáp ứng nguyện vọng của mẹ, động lực phấn đấu
của trẻ giảm sút. Lúc này, trẻ sẽ trở nên mệt mỏi, bất cứ sự trách móc,
phê bình nào của mẹ đều không làm trẻ khá hơn, mà càng thêm chán
nản.

Minh là chàng thanh niên hơn 20 tuổi, nhưng sự thiếu chín

chắn và mức độ bướng bỉnh thì chẳng khác nào đứa trẻ 10 tuổi.
Chuyên ngành đại học của anh do mẹ chọn, nhưng anh không
thích chút nào. Sau đó, anh chuyển sang ngành khác, nhưng
vẫn nghĩ không đạt được mục tiêu của mình, vì thế luôn trách
móc mẹ.

Sau khi tốt nghiệp đại học, mẹ nhờ các mối quan hệ tìm được

cho anh một công việc rất khá, nhưng trong công ty đó anh
không biết giao tiếp, thường xuyên gây mâu thuẫn với đồng
nghiệp và lãnh đạo, cuối cùng bị buộc thôi việc, từ đó không đi
làm nữa.

Mẹ Minh là một người phụ nữ mạnh mẽ, ở nhà cũng rất có

uy quyền, từ nhỏ rất nghiêm khắc với Minh. Quần áo, ăn mặc,
các việc khác của Minh đều do một tay mẹ lo lắng. Kết quả,
Minh mất đi khả năng tự giải quyết vấn đề và đối diện với cuộc
sống, cứ gặp khó khăn gì là biến thành “cậu bé”, giao tất cả
phiền phức, khó khăn đó cho mẹ giải quyết.

Xã hội hiện nay có những người mẹ rất giỏi trong công việc, thành

công trong sự nghiệp, vì thế, họ cũng yêu cầu con cái phải làm tốt mọi
việc. Khi con cái làm không tốt, họ liền trách mắng, phê bình con. Sự
“mạnh mẽ” này khiến con cái không thể phát huy được ý chí phấn đấu
và sự tự tin, ngược lại còn làm cho trẻ cảm thấy áp lực, tự ti, thậm chí
còn gặp một số vấn đề tâm lí.

Vì thế, khi các bà mẹ “mạnh mẽ” trách mắng con “vô tích sự”, thì

nên nhìn lại bản thân mình, liệu con mình thực sự “vô tích sự” hay là do
cách giáo dục con cái của mình không đúng?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.