Gợi ý 2: Xử lí từng việc thích hợp
Khi trẻ phạm lỗi, mẹ không nên “tiện thể” kể lại mọi tội lỗi
của con, sau đó trừng phạt hoặc trách mắng con, như vậy chỉ
càng khiến trẻ thêm chán nản và khó chịu.
Mẹ cần chú ý xử lí từng việc rõ ràng, không trách mắng tùy
tiện, không đổ hết lỗi cho con.
Gợi ý 3: Phạm lỗi lần nào phê bình lần ấy
Khi trẻ phạm lỗi hoặc có hành vi cư xử không đúng, mẹ cần
phê bình, nhưng không vượt giới hạn, nên “phạm lỗi lần nào,
phê bình lần ấy”.
Nếu trẻ tái phạm, không nên phê bình như trước mà cần
thay đổi cách làm. Như vậy trẻ mới học cách nhìn nhận lại lỗi
lầm của mình và cố gắng sửa chữa.
Ghi chép dành cho mẹ
Vì quá lo lắng cho con nên mẹ hay phàn nàn, cáu gắt,
nhắc nhở con, hi vọng con trở nên tốt hơn. Nhưng kết quả
hoàn toàn không như mong muốn, lời phàn nàn của mẹ
chỉ khiến trẻ khó chịu, thậm chí có tâm lí chống đối. Vì thế,
khi dạy trẻ mẹ cần có phương pháp và kĩ năng đúng đắn, ít
ca thán, lắng nghe con nhiều hơn, luôn giữ thái độ bình
tĩnh, như vậy trẻ mới nghe lời mẹ.
KHÔNG COI TRẺ LÀ KHO BÁU ĐỂ
KHOE KHOANG
Trẻ em ngày nay phải chịu đựng quá nhiều áp lực, vì hầu hết các bậc
cha mẹ từ khi sinh con ra đều hi vọng con mình từ nhỏ đã thông minh,
lanh lợi, học giỏi. Họ không ngừng coi con là đứa trẻ xuất sắc nhất, hi
vọng tương lai con sẽ thi đỗ vào trường đại học danh tiếng, có một công
việc khiến nhiều người ngưỡng mộ… Với chừng ấy mơ ước và kì vọng,
cha mẹ đã vô tình khiến mơ ước của mình trở thành gánh nặng cho con,
thậm chí biến con trở thành báu vật để khoe khoang. Có lẽ nhiều bậc
phụ huynh không hiểu rằng luôn khoe con trước mặt người khác sẽ