tổn thương đến lòng tự trọng của trẻ mà thôi. Dần dần, trẻ sẽ
hình thành suy nghĩ “mình không đúng”, “mình không tốt”,
làm việc thiếu khả năng phán đoán và tinh thần sáng tạo.
Vì thế, khi trẻ có hành động sai hoặc không nghe lời, mẹ cần
hướng dẫn trẻ, giảng giải cho trẻ hiểu rõ, không nên trách
mắng. Như vậy mới khiến trẻ nhận thức được mình sai ở đâu để
sửa sai.
Gợi ý 3: Cho trẻ không gian tự chủ
Người lớn và trẻ nhỏ khó có cùng ngôn ngữ, trẻ cần có bạn
bè của riêng mình. Vì thế, khi trẻ tập trung làm việc gì đó,
không để ý đến lời mẹ nói là điều rất bình thường. Mẹ cần tạo
cho trẻ không gian riêng, như vậy trẻ có cơ hội và mạnh dạn
làm việc mình thích. Những hành động đúng được cổ vũ kịp
thời sẽ rất có lợi cho sự trưởng thành của trẻ.
Ghi chép dành cho mẹ
Trẻ không nghe lời là vấn đề khiến nhiều bà mẹ đau đầu,
nhưng không thể là tiêu chi đánh giá trẻ hư hay không. Đối
với hành động không nghe lời, mẹ cần có cách đối xử đúng
đắn. Đối với những hành động sai trái, mẹ cần ngăn chặn
và kịp thời hướng dẫn, chỉ bảo trẻ. Với một số hành động
mang tính nghịch ngợm, sáng tạo, mẹ hãy cho phép và cổ
vũ trẻ, vì điều này giúp bồi dưỡng dũng khí, tự tin, tính
sáng tạo của trẻ.
PHÀN NÀN KHÔNG GIÚP TRẺ TIẾN
BỘ, XUẤT SẮC
Thích phàn nàn, ca thán là căn bệnh chung của các bà mẹ. Họ đưa ra
lí do: “Vì tôi lo cho con nên mới nói nhiều đấy chứ. Nếu không yêu con
thì tôi việc gì phải để ý đến nó!” Chỉ đáng tiếc là “tình yêu” vĩ đại này
không được trẻ chấp nhận. Điều này không chỉ hạ thấp “quyền uy” của
mẹ, mà còn kích thích tính chống đối của trẻ: Mẹ càng phàn nàn, trẻ
càng làm ngược lại.