Ghi chép dành cho mẹ
Mẹ và con có sự giao lưu thân thiết sẽ giúp trẻ hình
thành nhân cách toàn diện. Ngược lại, nếu mẹ chỉ dùng uy
quyền dạy dỗ trẻ, không nói chuyện nhiều với trẻ, sẽ khiến
cho hai mẹ con càng ngày càng xa cách, thậm chí con cái
có tâm lí chống đối với mẹ. Vì thế, mẹ cần học cách nói
chuyện, tâm tình với con, lắng nghe con nói, giữ thái độ
tôn trọng, hiểu con. Như vậy con cái cũng sẽ mở lòng với
mẹ.
TRẺ KHÔNG NGHE LỜI KHÔNG
PHẢI LÀ TRẺ HƯ
Bà mẹ nào cũng hi vọng là người có uy quyền trước con cái, hi vọng
những lời mình nói ra đều có tác dụng với con. Tuy nhiên, nhiều trẻ
không giữ thể diện cho mẹ, có trẻ thì khóc gào, có trẻ cãi lại, có trẻ cứ
nghe mẹ phê bình là chạy đi. Vì thế, trong mắt mẹ, ba từ “không nghe
lời” đã trở thành từ đại diện cho đứa con hư. Trẻ không nghe lời đã trở
thành nỗi khổ của các bà mẹ.
Đối diện với trẻ không nghe lời, phản ứng đầu tiên của các bà mẹ là
quát mắng, bắt ép, thậm chí phạt trẻ. Tuy nhiên, những cách này đều
không có hiệu quả, còn khiến trẻ càng chống đối, không nghe lời hơn.
Khi trẻ có hành vi không nghe lời, mẹ không nên sốt ruột. Cần giữ
bình tĩnh, tìm ra nguyên nhân không nghe lời của trẻ. Trẻ không nghe
lời thể hiện mặt chưa tốt của trẻ, ví dụ như trẻ luôn coi mình là trung
tâm, thành tích học tập kém; nhưng cũng cho thấy mặt tích cực là
chúng có tư duy nhanh nhạy, có khả năng sáng tạo… Vì thế, đối với
những trẻ có những hành vi không nghe lời mang yếu tố tiêu cực, mẹ
cần kiên quyết xử lí; còn đối với những trẻ có hành vi không nghe lời
mang tính tích cực, mẹ không được bắt ép, tước đi cá tính của trẻ, mà
cần thích nghi với “sự bướng bỉnh” ấy.
Cuối tuần, mẹ và Huy đi chợ mua cam. Chưa về tới nhà, Huy
đã đòi ăn. Mẹ bảo Huy về nhà rồi hãy ăn, nhưng cậu bé không
nghe, cứ đòi mở túi ra lấy. Mẹ không đồng ý, giằng lại túi cam
và đi tiếp, không ngờ, Huy ngồi bệt xuống đất khóc òa lên.
Mẹ mềm lòng, muốn chạy lại đỡ con dậy. Nhưng mẹ hiểu