MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 24

thoát khỏi sự che chở của mẹ, mặt khác lại có sự dựa dẫm theo thói
quen.

Tình cảm mâu thuẫn này khiến trẻ không có cảm giác an toàn. Đồng

thời, do cơ thể phát triển, tràn trề sinh lực, cảm xúc của trẻ cũng rất dễ
bị kích thích.

Hoa vốn là một đứa trẻ ngoan ngoãn, nhưng sau khi lên cấp

II, cô bé bắt đầu đam mê các thần tượng ca nhạc, thành tích
học tập bắt đầu trượt dốc. Mỗi khi mẹ nói chuyện với Hoa về vấn
đề học tập là cô bé tỏ ra chán nản, có lúc còn chạy về phòng
đóng sầm cửa lại.

Mẹ rất muốn tâm sự với con gái. Một hôm, vào bữa cơm,

tâm trạng con vui vẻ, còn chủ động nhắc đến chuyện thi giữa
kỳ: “Mẹ ơi, kỳ thi lần này con làm cũng tạm được, chỉ có môn
vật lí là làm không tốt lắm.” Ai ngờ, Hoa vừa nói hết câu, mẹ đã
nổi giận đùng đùng: “Không làm tốt? Con được mấy điểm?”

“Điểm thấp lắm.”

“Điểm thấp lắm, con làm sao mà đạt điểm cao được!”

Hoa lặng im, không nói câu nào. Còn mẹ càng nói càng

hăng: “Con xem cả ngày con làm những gì, chỉ biết thích vớ
vẩn mấy…”. Mẹ chưa nói hết câu, Hoa đã bỏ bát đũa, chạy về
phòng.

Trẻ đến tuổi dậy thì, sự thay đổi mạnh mẽ về sinh lí sẽ kéo theo

những phản ứng tâm lí khác nhau, nhưng đa số đều biểu hiện ý thức về
cái tôi. Việc trẻ mưu toan phá vỡ sự quản thúc, trói buộc của cha mẹ là
điều rất bình thường, thậm chí có trẻ còn phạm lỗi lầm, đó là cái giá
phải trả cho quá trình trưởng thành của trẻ.

Đối với trẻ bước vào tuổi dậy thì sẽø dễ nảy sinh mâu thuẫn với mẹ,

nhưng nếu mẹ có cách hướng dẫn đúng đắn thì sẽ giúp trẻ bước qua thời
kỳ “phiền muộn” này một cách thuận lợi.

°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°

Gợi ý 1: Hiểu con bằng trái tim

Chúng ta thường nghe thấy có một số học sinh trung học nói

rằng mẹ không hiểu mình, còn các bà mẹ thì tủi thân nói, con
cái là do tôi sinh ra, sao tôi lại không hiểu con cơ chứ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.