Chúng ta nên hiểu rằng từ “hiểu” ở đây bao gồm cả việc
hiểu, chấp nhận, khoan dung và thay đổi cách nhìn nhận…
Nhắc đến từ hiểu, chúng ta nên hiểu cách nghĩ của con, hiểu
nỗi khổ của con, hiểu yêu cầu của con… Chỉ có người mẹ thật sự
hiểu con cái, mới có thể đứng ở góc độ của con suy nghĩ và xử lí
vấn đề.
Gợi ý 2: ”Tuyên ngôn” cho sự trưởng thành trong
tâm hồn trẻ
Trong tâm hồn mỗi người đều có những bất mãn và mâu
thuẫn nhất định, trẻ bước vào độ tuổi dậy thì cũng như vậy.
Những tâm trạng bất mãn, mâu thuẫn này cần được bộc lộ, nếu
không sẽ giống như quả bóng bay, càng thổi to sẽ càng bị vỡ
nhanh.
Trẻ ở độ tuổi dậy thì rất thích bày tỏ quan điểm của mình,
nhưng lại không biết bộc lộ đúng cách, dễ làm những việc kích
động, nhưng lại cần người khác hiểu và thông cảm. Vì thế, sự
trưởng thành trong tâm hồn trẻ cũng cần được thổ lộ, phóng
thích và “nói” cũng là một cách để giải tỏa những “ưu tư phiền
muộn”. Khi trẻ gặp vấn đề nào đó, mẹ không nên vội vàng chỉ
bảo cho trẻ cách giải quyết như thế nào, mà nên nghe trẻ nói
trước, như vậy mẹ sẽ kịp thời hiểu được hành động, tâm lí của
trẻ, từ đó tìm ra phương pháp thích hợp giải quyết vấn đề.
Gợi ý 3: Dạy trẻ học cách tự quản lí bản thân
Đối với trẻ tuổi dậy thì, cho dù về mặt thời gian hay không
gian, mẹ đều cần cho phép trẻ hoạt động tự do, không nên
quản thúc quá nghiêm ngặt, hãy hướng dẫn trẻ học cách tự
quản lí những việc của mình.
Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ không yên tâm về con cái mình,
cứ về đến nhà là sắp xếp cho con làm cái này, cái kia. Trẻ học cả
ngày ở trường đã rất mệt mỏi,nên khi về nhà chỉ muốn được
nghỉ ngơi, thư giãn một chút. Nếu mẹ luôn phàn nàn về chuyện
học tập, bài vở… tính độc lập của trẻ sẽ khó xây dựng được, dần
dần, trẻ không chỉ không biết tự quản lí bản thân, mà còn tỏ ra
chống đối lại cha mẹ.
Thực ra, rất nhiều việc của trẻ như: sống, học tập, kết bạn,
mẹ chỉ cần hướng dẫn là đủ. Bạn càng buông tay để trẻ tự làm,
trẻ sẽ càng sớm học được cách tự quản lí bản thân. Ngược lại,
tâm lí trẻ sẽ luôn ở vào trạng thái bị động. Tình trạng cơ thể đã