muốn tâm sự với mẹ nữa không? Vì thế, khi trẻ nói, mẹ cần
bình tĩnh, chăm chú lắng nghe. Ví dụ, trẻ đi học về và nói: “Mẹ
ơ
i, cô giáo mời mẹ ngày mai đến trường con có việc ạ.” Mẹ vừa
nghe thấy vậy đã nổi giận đùng đùng: “Có chuyện gì, lại gây
chuyện phải không?” Nghe mẹ nói vậy, trẻ sẽ tự nhiên không
muốn nói chuyện với mẹ nữa. Ngược lại, nếu mẹ bình tĩnh, nói
“Mẹ biết rồi”, sau khi ở trường về nói chuyện tiếp với con, như
vậy trẻ sẽ tín nhiệm mẹ hơn.
Gợi ý 3: Cho phép con có suy nghĩ riêng
Trong đối thoại hàng ngày, mẹ không nên tùy tiện ngắt lời
con, mà nên cổ vũ con mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình,
cho phép con có quan điểm và cách nghĩ riêng. Như vậy
không chỉ có lợi cho sự phát triển tư duy, nâng cao khả năng
biểu đạt ngôn ngữ của trẻ, mà còn giúp mẹ hiểu con hơn.
Ghi chép dành cho mẹ
Sự phát triển tâm lí của trẻ cần có một quá trình, sự giao
tiếp giữa mẹ và con cái có tác dụng quan trọng trong việc
phát triển tính xã hội của trẻ. Mẹ có thể khuyến khích con
thường xuyên nói ra suy nghĩ và quan điểm của mình, sẽ
tránh cho con gặp phải một số vấn đề về tâm lí và hành vi
không đúng đắn, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy và
biểu đạt ngôn ngữ cho con. Đồng thời mẹ cũng biết con
đang nghĩ gì, từ đó có cách hướng dẫn và dạy dỗ thích hợp.
LỜI KHEN CỦA MẸ LÀ ÁNH NẮNG
SOI RỌI CON ĐƯỜNG TRƯỞNG
THÀNH CỦA TRẺ
Trong trái tim của bất cứ đứa trẻ nào cũng đều có một khát khao
mãnh liệt, đó là nhận được sự khen ngợi của mọi người. Sức mạnh của
lời khen vô cùng lớn lao, là liều thuốc kích thích, giúp tiềm năng ẩn giấu
trong trẻ được khai quật, từ đó trẻ càng trở nên xuất sắc hơn. Có thể nói,
khen ngợi là sự khích lệ tích cực, trong quá trình dạy con, lời khen