Tú cầm đồ chơi gõ vào đầu em. Mẹ vội vàng kéo hai đứa trẻ ra,
nghiêm túc phê bình Mỹ Tú: “Sao con lại đánh em? Hư quá
thôi, lần sau mà như thế mẹ không yêu con nữa!” Mỹ Tú định
giải thích: “Là vì…”, mẹ liền ngắt lời cô bé: “Con đánh em lại
còn muốn cãi à?” Sau đó, mẹ tách hai chị em sang hai phòng
khác nhau chơi.
Nhiều bà mẹ không thích trẻ phạm lỗi xong lại cố giải thích, cho rằng
như vậy là trẻ đang ngụy biện, vì thế cho dù trẻ có nói gì cũng coi là sai,
thậm chí có bà mẹ sau khi nghe con giải thích còn giận dữ hơn. Như
vậy, mong muốn biểu đạt của trẻ đã bị kìm hãm. Nếu chuyện này liên
tục tái diễn, trẻ cũng không muốn giải thích nữa.
Trẻ khép kín cánh cửa tâm hồn, không muốn nói chuyện với mẹ là
do nhiều nguyên nhân, hoặc là do người mẹ không đối xử bình đẳng với
trẻ, hay ra lệnh hoặc nôn nóng vì không phát hiện thấy ưu điểm nào của
trẻ, vì thế luôn có thái độ cáu giận, miệt thị trẻ. Cách nói chuyện này của
mẹ khiến cho trẻ dần dần không muốn tâm sự với mẹ nữa.
Vì thế, khi trẻ muốn bày tỏ suy nghĩ và tình cảm của mình, mẹ nên
giữ thái độ bình tĩnh, ôn hòa và chăm chú lắng nghe, để trẻ cảm thấy
mình được mẹ tôn trọng, gặp chuyện gì cũng muốn tâm sự với mẹ.
Người mẹ sau khi lắng nghe ý kiến và tâm sự của con, cần có những
hướng dẫn và cách giải quyết hợp lí cho con.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Cho trẻ cơ hội biểu đạt
Khi trẻ cần bày tỏ ý kiến, mẹ nên đứng ở góc độ của trẻ, cho
trẻ cơ hội. Cho dù cách nghĩ của trẻ có non nớt, mẹ cũng không
nên cười nhạo, mà nên giảng giải cho trẻ hiểu, như vậy mẹ mới
có thể bước vào tâm hồn trẻ. Nếu trẻ chưa có vốn từ vựng phong
phú, không thể biểu đạt hết ý của mình, mẹ nên kịp thời bổ
sung, giúp trẻ hoàn thiện lời nói của mình. Như vậy, trẻ sẽ
không ngừng tích lũy vốn từ vựng, từ đó chủ động tâm sự với
mẹ nhiều hơn.
Gợi ý 2: Hãy lắng nghe như một người bạn
Đối với một đứa trẻ, việc nói mà có người lắng nghe, chú ý
đến mình là một niềm vui lớn. Bất cứ đứa trẻ nào cũng có nhu
cầu chia sẻ, nếu mẹ không hiểu nhu cầu tâm lí của con, không
quan tâm đến lời con nói, mà lại cười nhạo con, thì trẻ còn