dù con cái cảm nhận được sự bình đẳng, nhưng “chưa thấm thì chưa
nhớ” nên không có tác dụng lâu dài; chỉ có sự hài hước, dí dỏm có thể
chạm vào thiên tính hoạt bát của trẻ, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng
trẻ, giúp trẻ biết tự nhắc nhở bản thân.
Hài hước là cách tốt nhất để nói chuyện, giao tiếp với trẻ.
Vì thế, khi dạy dỗ trẻ, mẹ không nên lúc nào cũng cứng nhắc, có lúc
cũng cần hài hước, thoải mái, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận lời mẹ dạy hơn.
Như vậy, hài hước không chỉ là một biện pháp giáo dục hiệu quả, mà
còn truyền đến trẻ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Mẹ nên là người hài hước
Tính cách hài hước một phần do thiên bẩm, cũng một phần
do được bồi dưỡng trong cuộc sống. Con cái là phần tiếp nối của
mẹ, cũng là tấm gương phản ánh chân thực nhất hình ảnh của
mẹ. Trong cuộc sống, rất nhiều ưu điểm của mẹ đều được thể
hiện ở con cái.
Vì thế, đầu tiên mẹ cần là người dí dỏm, hài hước, như vậy
mới không làm cho con cảm thấy chán ghét tính cách quá
nghiêm khắc của mẹ.
Ngoài ra, khi con ngại ngùng, lời nói hài hước sẽ giúp con
đỡ ngại và xấu hổ hơn.
Gợi ý 2: Tràn đầy tự tin, thái độ lạc quan, tích cực
Nền tảng của tâm lí hài hước chính là thái độ lạc quan, tích
cực. Hàng ngày, người mẹ nên tràn đầy tự tin, không sợ thất
bại, khó khăn, luôn nhìn thấy mặt tích cực của vấn đề. Khi gặp
khó khăn cũng tự biết động viên hoặc khích lệ bản thân. Như
vậy khi giáo dục, hướng dẫn con cái mới có được thái độ lạc
quan, tích cực, không để tâm trạng bi quan ảnh hưởng đến con
cái.
Gợi ý 3: Làm phong phú khả năng biểu đạt ngôn
ngữ của bản thân
Vốn từ vựng và khả năng biểu đạt phong phú sẽ giúp ích cho
việc thể hiện sự hài hước, dí dỏm. Nếu thiếu vốn từ vựng, khả
năng biểu đạt ngôn ngữ kém, cho dù có muốn hài hước cũng