tính cách dí dỏm, hài hước luôn được người khác quý mến hơn người
không biết pha trò, vui tính.
Đồng thời, tính cách hài hước giúp chúng ta đối phó tốt hơn với áp
lực và khó khăn trong cuộc sống, học tập, từ đó có thể vui vẻ sống và
làm việc.
Là người làm mẹ, có lúc chúng ta quá nghiêm khắc, đặc biệt khi phê
bình trẻ thường hay tỏ ra lạnh lùng.
Dần dần, sự nghiêm khắc này sẽ làm mối quan hệ của hai mẹ con trở
nên xa cách. Mặc dù trẻ biết mẹ yêu trẻ, nhưng trẻ không muốn gần gũi
với mẹ bởi trẻ thích một bà mẹ dí dỏm, hài hước hơn. Sự hài hước có thể
thay thế sự phê bình nghiêm khắc, có thể thay cho những lời nhắc nhở,
phàn nàn, mang lại cho trẻ cảm nhận mới mẻ, giúp trẻ vui vẻ đón nhận
sự hướng dẫn, chỉ bảo của mẹ.
Bé Nhã 9 tuổi rất thích trồng hoa, vì thế cô bé đã tự tay
chăm sóc rất nhiều hoa. Nhưng có lúc Nhã cũng quên tưới
nước cho chúng.
Vào một ngày cuối tuần nọ, Nhã ngồi trên ghế sô-pha xem ti
vi, mẹ đang dọn dẹp trong phòng thì phát hiện một bình hoa
sắp bị chết.
Mẹ liền hài hước nói: “Nhã ơi, có phải con không cho bình
hoa này uống sữa không? Con xem, nó sắp suy dinh dưỡng rồi
đây này.”
Nhã như bừng tỉnh, đột nhiên nhớ ra mấy ngày nay mình
quên tưới nước cho hoa, vì thế, cô bé cũng hài hước đáp lại mẹ:
“Mẹ nói đúng, con phải mau cho chúng uống sữa mới được.”
Sau đó, bé Nhã không còn quên tưới nước, bón phân cho
hoa nữa.
Cách giáo dục gia đình truyền thống của nước ta thường là “Yêu cho
roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Dưới ảnh hưởng của quan niệm này,
mối quan hệ giữa mẹ và con khá cứng nhắc, đối lập. Nên cách tốt nhất là
cha mẹ hãy thêm chút hài hước vào trong cách dạy dỗ con cái.
Có rất nhiều cách giáo dục gia đình, nhưng đều không ngoài hai chữ
“dạy dỗ”. Cho dù dạy theo cách nào, đều không thể xa rời những nguyên
tắc, đạo đức sống, nhưng các hình thức giáo dục khác nhau sẽ lại đem lại
hiệu quả khác nhau.
Giáo dục bằng cách giận dữ, quát mắng dễ làm cho trẻ có tâm lí
chống đối, không phục. Giáo dục con theo cách nhẹ nhàng, ôn tồn mặc