MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 37

nào hiểu con được, vì thế chị chủ động hỏi con. Con chị giảng
giải, còn chị cẩn thận ghi chép lại.

“‘Bh’ có nghĩa là ‘bây giờ’; ‘8’ nghĩa là ‘tán chuyện’, ‘~’ có

nghĩa là ‘những’…”.

Bây giờ, chị Thủy đã biết được rất nhiều ngôn ngữ mạng, hơn

nữa còn làm một bảng tổng kết, ngôn ngữ mạng có chữ là chữ
viết tắt, có chữ là ngôn ngữ nước ngoài, có thứ lại là biểu tượng
cảm xúc…” Chị Thủy nghĩ những từ này biết dùng thích hợp
cũng thật thú vị. Từ khi học được ngôn ngữ mạng, quan hệ giữa
chị và con trai đã thân thiết hơn, không khí gia đình cũng trở
nên vui vẻ hơn.

Có thể thấy, bí mật ngôn ngữ giữa bọn trẻ không phải là thứ gì ghê

gớm, mà chỉ là một phần của sự phát triển của thời đại mà thôi.

Những người mẹ có cái nhìn hà khắc thì sẽ cho rằng đó là thứ không

đáng học, nhưng nếu thay đổi góc độ, để mình hòa nhập vào thế giới của
con thì sẽ phát hiện, ngôn ngữ của bọn trẻ thật phong phú.

Nếu hàng ngày mẹ quan tâm nhiều đến ngôn ngữ giữa bọn trẻ, trẻ sẽ

không cảm thấy mẹ lạc hậu, từ đó muốn được chia sẻ và giao lưu với
“người mẹ hiện đại”.

Chỉ có như vậy mẹ mới bước vào thế giới nội tâm của trẻ dễ dàng

hơn, khiến trẻ vui vẻ giao lưu với mẹ, muốn nói chuyện với mẹ, coi mẹ là
người bạn gần gũi nhất và thân thiết nhất của mình.

°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°

Gợi ý 1: Hỏi trẻ một vài “ngôn ngữ thịnh hành” một

cách thích hợp

Khi mẹ không hiểu một số ngôn ngữ kỳ quái của trẻ, hãy

khiêm tốn hỏi trẻ, để hiểu hơn những điều trẻ nói.

Sau khi mẹ đã hiểu được một số “thuật ngữ”, khi nói chuyện

với trẻ, trẻ sẽ không cảm thấy mình và mẹ “bất đồng ngôn ngữ”
nữa.

Gợi ý 2: Trẻ chỉ muốn theo trào lưu mới, mẹ cần

định hướng trẻ nhiều hơn

Thực ra, những ngôn ngữ này lưu hành rộng rãi trong thế

giới của trẻ, chủ yếu là vì nó mới lạ và giàu trí sáng tạo, thể hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.