MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 36

nói chuyện, là thính giả đáng tin cậy nhất của con. Như vậy
mẹ không chỉ kịp thời hiểu trẻ, mà trẻ cũng tôn trọng mẹ
hơn, khoảng cách giữa hai mẹ con sẽ được rút ngắn hơn.

TÌM HIỂU “NGÔN NGỮ RIÊNG”

GIỮA BỌN TRẺ

Trong thời đại Internet phát triển như hiện nay, nhiều trẻ ngay từ

nhỏ đã biết lên mạng, có lúc tìm tài liệu, có lúc chơi trò chơi, có lúc
“chat” với bạn bè.

Dần dần, chúng có “ngôn ngữ” riêng, thậm chí những câu trẻ nói ra

khiến cha mẹ không tài nào hiểu nổi.

Vì vậy, một số bà mẹ phàn nàn rằng trẻ “cái tốt thì không học”, chỉ

toàn nói những lời “quái dị”.

Thực ra, mẹ không nên kết luận vội vàng về ngôn ngữ trên mạng, có

thái độ phủ định hoàn toàn, vì những ngôn ngữ này thể hiện sự phát
triển của thời đại, có đặc điểm tư duy độc đáo và trí tưởng tượng phong
phú. Bọn trẻ thích dùng những ngôn ngữ này, chứng tỏ chúng đang
không ngừng theo đuổi cái mới mẻ.

Vì thế, muốn hiểu con cái, thì mẹ nên nói chuyện, giao lưu với con

nhiều hơn, cũng nên tìm hiểu một chút về “ngôn ngữ” riêng này của trẻ.
Như vậy không thể giúp mình theo kịp thời đại, bước vào thế giới của
con, mà còn khiến con khâm phục, ngưỡng mộ.

Chị Thủy giao tiếp rất rộng, hơn nữa cũng là người hiện đại.

Tuy nhiên, khi đọc được những tin nhắn hoặc bài viết trên
mạng của con, chị chỉ biết thở dài, chê mình lạc hậu.

Sau khi con chị lên cấp II, phong cách nói năng của con

thay đổi hẳn. Ngày trước, con chị muốn ăn gà rán, bây giờ cậu
bé nói “muốn ăn KFC”.

Do lo con yêu sớm, chị Thủy yêu cầu con giữ lại nội dung

chat của mình với bạn. “Bh, ~,#, 4, 8, T_T…” Chị Thủy đọc
xong nội dung chat của con, cảm thấy mình như đang làm
công việc của ngành kĩ thuật mật mã, nói chuyện đều phải
dùng “mật mã”.

Chị Thủy nghĩ nếu cứ tiếp tục như vậy, sau này không thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.