Khi lắng nghe trẻ nói, mẹ cần tổng kết lại những lời con nói,
thấu hiểu cảm giác và tỏ tường nguyên nhân dẫn đến hành vi
của con. Chỉ lắng nghe thôi là chưa đủ, mẹ cần nói chuyện với
con, đưa ra lời khuyên kịp thời. Có điều, mẹ không nên lặp lại
từng từ của con, mà dùng cách biểu đạt tương tự để bày tỏ ý của
mình.
Mẹ cũng cần bày tỏ rằng mình đã hiểu con, đứng ở góc độ
của con để nhìn nhận sự việc.
Ví dụ khi con nói với mẹ hôm nay con nhận được một bông
hồng đỏ, mẹ có thể nói: “Ồ, vậy sao? Chắc con vui lắm nhỉ?”
Khi trẻ nói với mẹ rằng trẻ không muốn đi mẫu giáo, mẹ có thể
nói: “Mẹ biết con không muốn đi mẫu giáo là vì không muốn
rời xa mẹ, lúc nhỏ mẹ cũng như vậy đấy.”
Khi trẻ thấy mẹ có thể hiểu được cảm nhận của mình, trẻ sẽ
càng trở nên thân thiết với mẹ hơn và cũng vui vẻ chấp nhận đề
nghị và giúp đỡ của mẹ.
Gợi ý 3: Bày tỏ với trẻ quan điểm của mình
Có lúc, trẻ tìm đến mẹ với mong muốn lắng nghe ý kiến của
mẹ để điều chỉnh hành vi của mình. Vì thế, khi nghe con nói
xong, mẹ nên chân thành, nghiêm túc và thẳng thắn bày tỏ
quan điểm của mình bằng từ ngữ dễ hiểu, như vậy mới giúp ích
cho trẻ.
Khi trẻ có hành động, lời nói quá khích, mẹ không nên nổi
giận trách mắng trẻ, mà cần có thái độ bình tĩnh đểø xử lí ổn
thỏa. Ví dụ, trẻ nói với mẹ rằng có bạn đẩy trẻ một cái, và trẻ rất
tức giận, mẹ có thể nói: “Mẹ biết con rất giận, thậm chí muốn
đánh bạn ấy, nhưng con không nên làm vậy, con nên báo cáo
với thầy cô giáo, thầy cô sẽ giúp con giải quyết mọi chuyện.”
Như vậy trẻ sẽ nhận được phương pháp giải quyết vấn đề
đúng đắn từ mẹ.
Ghi chép dành cho mẹ
Trẻ thường có mong muốn được tâm sự, và hi vọng mẹ
có thể nghiêm túc lắng nghe mình, chia sẻ suy nghĩ và cảm
nhận của mình. Vì thế, cho dù mẹ bận rộn thế nào thì cũng
không nên để mặc con, cần dành thời gian lắng nghe con