KHÔNG NÊN DÙNG DANH NGHĨA
“YÊU THƯƠNG” TRÓI BUỘC TRẺ
Mẹ nên yêu thương con thật nhiều, nhưng không nên dùng danh
nghĩa “yêu thương” để trói buộc sự tự do của con. Trẻ nghịch bùn đất,
mẹ cấm không cho nghịch, sợ con bẩn; trẻ nghịch kéo, búa, mẹ nghĩ
rằng quá nguy hiểm; trẻ tự bưng cơm, lấy nước, mẹ sợ nóng, sợ bỏng…
Tóm lại, mẹ trói buộc quá nhiều hoạt động của con.
Cách trói buộc này không thể giúp trẻ trưởng thành khỏe mạnh,
ngược lại còn hạn chế sự phát triển trí tuệ trẻ, bản tính hiếu kỳ và ham
muốn chủ động tìm hiểu thế giới bên ngoài vốn có ở trẻ cũng sẽ giảm
sút và cá tính của trẻ cũng bị trói buộc. Kết quả là, mẹ dùng danh nghĩa
“yêu thương” nuôi dạy con cái, nhưng lại khiến con trở thành một đứa
trẻ thô bạo và yếu đuối.
Có thể thấy, tình yêu của mẹ cũng cần đúng mức và đúng cách.
Người mẹ hoàn hảo cần biến tình yêu của mình thành động lực để trẻ
tiến bộ. Không nên dùng tình yêu trói buộc, quản thúc con, kiềm chế
tiềm năng của con.
Bé Thoa năm nay đã học lớp 4, hàng ngày ở nhà, cô bé luôn
được mẹ chăm sóc chu đáo, không phải làm gì cả. Thực ra,
Thoa không thích như vậy chút nào, cô bé rất muốn được làm
việc nhà, vì các bạn trong lớp đều kể về những việc hàng ngày
mình phải làm, nhưng bản thân cô bé lại chẳng biết làm gì cả,
vì mẹ chẳng cho Thoa làm gì.
Hôm đó, sau khi ăn tối xong, Thoa muốn giúp mẹ thu dọn
bát đĩa. Ai ngờ Thoa vừa bưng bát đĩa lên, mẹ đã nói to: “Cẩn
thận, con đừng đụng vào, sẽ làm vỡ bát đĩa đấy, đưa cho mẹ
nào.” Thoa miễn cưỡng đưa cho mẹ và tiếc nuối vì không còn
cơ hội dọn rửa bát nữa rồi.
Cuối tuần, sau khi tắm rửa, Thoa muốn tự tay giặt quần áo
của mình thật sạch sẽ. Mẹ nhìn thấy thế, nhăn mặt nói: “Con
xem con kìa, sao lại giặt thế, ướt hết người rồi, mau đưa mẹ giặt
cho!” Thoa liền nhanh nhảu nói: “Mẹ, con muốn tự giặt một
lần, mẹ cho con giặt nhé!”. “Không được, không được, mẹ
muốn tốt cho con thôi. Lúc nhỏ mẹ đã phải giặt quần áo, vì thế
đến mùa đông tay đều sưng tấy lên đấy, khổ lắm con ạ. Mẹ
không thể để con giống như mẹ được.”
Tính chủ động của trẻ đã bị mẹ dùng danh nghĩa “yêu thương” tước