mất như thế, trẻ vốn có thể học được rất nhiều điều từ cuộc sống hàng
ngày, nhưng cách dạy dỗ của mẹ biến trẻ thành một người máy chỉ biết
đến sách vở mà thôi. Sau khi trẻ lớn lên, các bà mẹ lại phàn nàn rằng
con mình không biết làm việc nhà, lười biếng, nhưng trên thực tế, mỗi
đứa trẻ đều đã từng mong muốn được thử làm những việc này, có điều
bị mẹ tước mất cơ hội mà thôi.
Cho dù ở độ tuổi nào, trẻ cũng muốn trở thành người lớn, vì thế
thường thử làm những việc mà người lớn đang làm. Mặc dù những việc
này trẻ làm xong, mẹ mất nhiều thời gian để dọn dẹp hơn, nhưng đối với
trẻ, niềm vui có được khi thử sức là vô cùng to lớn. Trong quá trình thử
làm việc đó, trẻ cũng học được cách suy nghĩ, hoạt động, sáng tạo. Nếu
mẹ tước đi cơ hội rèn luyện này của trẻ, cũng đồng nghĩa với việc sẽ tước
đi cơ hội học tập và tiến bộ của trẻ.
Vì thế, việc mẹ yêu con không có gì đáng trách, nhưng mẹ cần thử
đứng ở góc độ của con suy nghĩ vấn đề, tôn trọng và hiểu cách nghĩ của
con, không nên dùng danh nghĩa “yêu thương” để trói buộc, hạn chế
trẻ, hãy cho trẻ không gian và sự tự do thuộc về chúng, để trẻ tham gia
công việc nhà và các việc của người lớn. Như vậy mới có thể bồi dưỡng
tính độc lập, mới giúp trẻ cảm nhận được niềm vui và thành công của
bản thân mình.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°
Gợi ý 1: Cho phép trẻ tham gia làm việc nhà
Mẹ cần cho phép trẻ làm việc nhà,để bồi dưỡng khả năng
sống tự lập, tinh thần trách nhiệm với gia đình của trẻ.
Hàng ngày, mẹ cần khuyến khích trẻ giúp mình lau bàn,
quét dọn, đổ rác. Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao, mẹ
cũng cần nói “cảm ơn” với trẻ, và khen ngợi trẻ: “Con giỏi quá,
lau bàn sạch quá!”, “Làm tốt lắm, quét nhà sạch quá!”, như
vậy vừa là tôn trọng thành quả lao động, vừa rèn luyện khả
năng làm việc của trẻ.
Gợi ý 2: Yêu trẻ trên cơ sở tôn trọng trẻ
Trẻ cần tình yêu vô điều kiện, tình yêu vô điều kiện này
không có nghĩa là mẹ không tôn trọng cách nghĩ của trẻ.
Giáo dục trẻ nhưng cần tôn trọng tính cách thiên bẩm của
trẻ, tôn trọng quyền lợi của trẻ, để trẻ tự quyết định và độc lập