MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 84

và hòa nhập xã hội tốt sau này của trẻ.

Sáng mồng hai tết, anh Vũ dẫn cô con gái 7 tuổi đến nhà bạn

chúc tết. Sau khi hai bên chào hỏi nhau, anh Vương vội nhắc
nhở con gái: “Mau chào chú Huy đi!”

Không ngờ con gái anh không nói câu nào! Mặc dù anh Vũ

nhiều lần nhắc nhở nhưng con gái anh vẫn không mở miệng,
khiến anh vô cùng xấu hổ. Mặc dù thế, anh Vũ vẫn phải nói đỡ
con gái: “Hôm nay con bé hơi mệt nên thế.”

Mặc dù vậy, trong lòng mọi người đều có chút không vui.

Lễ phép, lịch sự là tiền đề giúp mọi người giao lưu vui vẻ, nếu từ nhỏ

trẻ đã lễ phép thì sẽ được nhiều người quý mến.

Đương nhiên, muốn trẻ hình thành thói quen lễ phép không phải là

chuyện một sớm một chiều. Ý chí của trẻ kém, khả năng kiềm chế chưa
tốt, nếu chỉ dạy dỗ vài ngày mà đã yêu cầu trẻ nằm lòng các quy tắc, lễ
phép là điều không thể.

Vì thế, muốn bồi dưỡng thói quen lễ phép cho trẻ, mẹ cần bắt đầu

ngay từ trong cuộc sống hàng ngày với các biện pháp, hình thức sinh
động.

Ví dụ, hàng ngày mẹ cần là tấm gương sáng cho con: Lời nói, việc

làm, cử chỉ đều biểu lộ sự đúng mực, khi trẻ xảy ra mâu thuẫn, tranh
chấp với bạn bè, mẹ cần kịp thời giáo dục, hướng dẫn; cũng nên khuyến
khích trẻ cùng mẹ đón tiếp khách…

Chỉ có hướng dẫn và dạy dỗ nhiều lần, trẻ mới dần dần có thói quen

tốt.

°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°

Gợi ý 1: Dùng lời nói và hành vi lễ phép trong trò

chơi và trong các tình huống hàng ngày

Vì tuổi còn nhỏ nên có một số từ ngữ và cử chỉ lễ phép trẻ

chưa thật sự hiểu. Vì thế, mẹ nên đưa chúng vào trong cuộc
sống hàng ngày, hướng dẫn trẻ dần dần biết cách sử dụng.

Ví dụ, khi chơi trò chơi với trẻ, mẹ có thể dạy trẻ học dùng

các từ lễ phép như: Mời vào, mời ngồi. Khi gặp người quen,
hướng dẫn trẻ nói: “Chào cô (chú, bác), hoặc tạm biệt cô chú,
bác”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.