MẸ NÊN DẠY CON NHƯ THẾ NÀO? - Trang 96

mình có những điểm tốt nào.

Ví dụ, hướng dẫn trẻ lấy thành tích học tập của mình để so

sánh với những bạn khác trong lớp, chứ không so sánh đồ ăn,
đồ mặc, đồ dùng, đồ chơi… Đương nhiên, khi hướng dẫn trẻ,
không nên lấy bạn nhỏ có khả năng kém hoặc khả năng quá
giỏi so sánh với trẻ, tránh dẫn đến tình trạng trẻ tự mãn hoặc
tự ti.

Ghi chép dành cho mẹ

Mỗi người dù nhiều hay ít đều có lòng ham hư vinh nhất

định, trẻ cũng không ngoại lệ. Nhưng nếu quá ham hư vinh
sẽ không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Muốn kiềm chế
lòng ham hư vinh này, mẹ cần là tấm gương cho trẻ trong
cuộc sống hàng ngày, đồng thời mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ
so sánh phẩm chất đạo đức, thành tích học tập của bản
thân với người khác, chứ không phải là giá trị vật chất, như
vậy trẻ sẽ biến lòng ham hư vinh thành động lực cố gắng,
phấn đấu.

CÙNG TRẺ LOẠI BỎ TÂM LÍ ĐỐ KỴ

Đố kỵ là tâm lí tiêu cực và có hại, làm tổn thương đến bản tính, ảnh

hưởng đến khả năng giao tiếp, thậm chí còn gây ra mâu thuẫn tình cảm,
tạo thành bi kịch. Ngoài ra, những trẻ có tính hay đố kỵ cùng với việc
làm tổn thương đến bạn bè, còn gây tổn thương cho bản thân, khiến bản
thân lúc nào cũng căm tức, ủ rũ, oán hận, tự trách mình, từ đó mất dần
tự tin và động lực phấn đấu.

Trẻ có tâm lí đố kỵ là do ích kỷ, suy nghĩ hẹp hòi, thiếu khả năng

nhận biết người khác và đánh giá khách quan về bản thân, không cam
tâm, thấy uất ức với những người có tài năng hơn mình ở các phương
diện khác nhau. Vì thế, khi mẹ phát hiện trẻ có tâm lí đố kỵ, cần kịp thời
hướng dẫn, loại bỏ tận gốc thói xấu này, giúp trẻ có tâm hồn lành mạnh
và trong sáng.

Hồng từ nhỏ rất thông minh, lanh lợi, khi đi học đều đạt

thành tích học tập tốt và được thầy cô giáo khen ngợi. Vì thế, cô
bé có chút kiêu ngạo, không hòa đồng với bạn bè.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.