Lần bầu chọn cán bộ lớp đó, Hồng chắc mẩm rằng mình có
thành tích học tập tốt, lại thường xuyên được thầy cô giáo
khen, chắc chắn là mình được chọn. Nhưng khi công bố kết
quả, Hồng lại không được chọn làm lớp trưởng, thậm chí làm bí
thư hoặc chức tổ trưởng cũng không được, thay vào đó là một
bạn gái rất bình thường.
Về nhà, Hồng tỏ ra vô cùng tức tối, luôn miệng lẩm bẩm:
“Cậu ta có gì hay ho cơ chứ! Học thì không giỏi bằng mình,
chắc chắn là nịnh bợ thầy giáo nên mới được! Làm lớp trưởng
mà như vậy thì cũng thật mất mặt!” Mẹ Hồng vừa thoáng nghe
qua đã hiểu, con gái vì không được làm lớp trưởng nên đố kỵ
với bạn.
Mẹ gọi Hồng đến, hỏi han tình hình. Sau đó mẹ nói: “Bạn ấy
được chọn làm lớp trưởng, chứng tỏ bạn ấy có nhiều ưu điểm
mà con không có, con nên khiêm tốn học hỏi bạn ấy, chứ
không phải là đố kỵ, ghen ghét người ta. Không ai hoàn thiện
hoàn mỹ con ạ, chúng ta không nên chỉ biết nhìn vào ưu điểm
của mình, mà còn phải biết nhìn vào ưu điểm của người khác
nữa, con nói xem có đúng không?”
Hồng nghĩ ngợi một lát rồi nói: “Mẹ nói đúng, bạn ấy đúng
là sống hòa đồng, đoàn kết hơn con, điểm này con không bằng
bạn ấy, con nên học tập bạn ấy.”
Thực ra, đố kỵ là biểu hiện tình cảm bình thường của con người. Có
thể nói rằng ai trong số chúng ta cũng có tâm lí đố kỵ, trẻ cũng không
ngoại lệ. Mặc dù đố kỵ là một phản ứng tình cảm bình thường có thể
hiểu được, nhưng không có nghĩa là mẹ có thể bỏ mặc trẻ không quan
tâm, vì trẻ hay có tâm lí đố kỵ dễ bị kích động bởi thế giới bên ngoài và
có những tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng đến sự tiến bộ, không có lợi cho
sự phát triển tâm hồn.
Vì thế, khi phát hiện trẻ có tính đố kỵ, mẹ cần kịp thời hướng dẫn.
Nếu không, trẻ còn nhỏ, khả năng phân biệt và khả năng kiềm chế kém,
không chỉ chìm vào trong sự buồn bã vì đố kỵ, mà còn không có lợi cho
quá trình hình thành nhân cách. Chỉ có kịp thời hướng dẫn, uốn nắn
mới hóa giải tính đố kỵ của trẻ, biến thành động lực giúp trẻ cố gắng
phấn đấu nhiều hơn.
°°° GỢI Ý CHO MẸ °°°