cả hàng chữ phân đội khoan thăm dò thêu trước ngực – đều rõ mồn một.
Bạn đang đọc truyện tại blog Xú Ngư: hoatanhoano.wordpress.com
Mọi người nhìn cảnh tượng đó mà hãi hùng: “Vết tích hình người
trên bức bích họa đúng là của phân đội khoan thăm dò đến từ Karamay
rồi, nhưng những người này đi đâu vậy? Bây giờ họ còn sống hay đã
chết?”.
Giáo sư Nông địa cầu có dự cảm không lành, ông nói: “Tôi thấy bức
bích họa này không rõ ràng lắm, phần hình người bị co quắp méo mó
không còn hình dạng, không biết ai đã vẽ ra thứ này nhỉ? Sao nó giống
như vết tích màu sắc trên cơ thể con người, sau khi bất ngờ gặp nhiệt độ
cao thì tan chảy và hút chặt vào tường thế nhỉ?
Tư Mã Khôi thử dùng dao găm khoét một một góc trên bức bích họa,
đưa sát mắt nhìn thì thấy màu sắc giống dầu nhờn, đặt lên mũi ngửi thì
thấy một mùi tanh tưởi sộc lên tận não, anh nhăn mặt nói: “Là cao người
thật đấy”.
Đại đội trưởng Mục không thể tưởng tượng nổi nhiệt độ phải cao đến
dường nào, mới có thể thiêu cháy con người đến mức chỉ để lại mỗi hình
hài trên vách tường. Anh kinh ngạc hỏi: “Vết tích để lại trên vách núi
quả nhiên đều của người chết, chẳng lẽ tất cả các đồng chí trong đội
khoan thăm dò đều đã gặp nạn cả rồi ư?”
Giáo sư im lặng không đáp, ông dùng đèn quặng soi kỹ bốn phía
xung quanh một hồi, rồi bốc một nhúm cát trên mặt đất lên chầm chậm
xoa vào nhau, trầm ngâm hồi lâu mới nói với mọi người: “Xem tình hình
này thì có lẽ không khác với dự đoán ban đầu của tôi là mấy: phân đội
khoan thăm dò gặp phải đợt gió nóng nên lui xuống địa cốc tránh nạn,
nhưng thổ sơn trong lòng Đại Sa bản lại tồn tại mạch quặng diêm tiêu,
loại quặng này không chỉ có đặc tính dễ cháy, mà còn chứa một loại vật
chất phóng xạ màu đen có tên là Radon. Nó bị cát hóa trầm tích dưới
lòng đất hàng trăm ngàn năm, rồi dần suy biến phân rã thành dạng khí
Plutonium-218 hoặc Osmium-214, những chất đó khi gặp tia lửa sẽ
nhanh chóng phát nô mãnh liệt. Loại cháy nổ này không đơn thuần như
dạng cháy nổ theo ý nghĩa thông thường, mà là loại phóng thích nhiệt độ