Hải ngọng nói: “Cậu cứ việc yên tâm một trăm hai mươi phần trăm
đi, tớ mân mê sờ mó nếu chẳng làm nó tốt lên được, thì chí ít cũng không
đến nỗi chữa lợn lành thành lợn què đâu.”
Tư Mã Khôi biết lời Hải ngọng nói phải đứng cách xa ngoài tám dặm
để nghe thì mới không bị nổ tai, nhưng việc phục hồi khả năng cung ứng
điện cho trạm thám trắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những bước hành
động tiếp theo của cả đội, nên bất kể có thành công hay không, đều phải
gắng sức thử một phen. Tư Mã Khôi bảo ba người còn lại dừng chân ở
đây để sửa máy phát điện, còn anh sẽ tranh thủ đi trinh sát hai tầng còn
lại. Thắng Hương Lân thấy vậy nói: “Để đội trưởng thông tin ở lại giúp
anh Hải là được rồi, tôi sẽ đi cùng anh, ngộ nhỡ gặp phải biến cố gì còn
kịp thời tiếp ứng.”
Tư Mã Khôi không quen thuộc các loại thiết bị thăm dò ở trạm thám
trắc trung tâm, nên anh đồng ý để Thắng Hương Lân đi theo. Hai người
chỉnh trang lại hành lý rồi đi thẳng xuống tầng dưới bằng thang sắt xoắn
ốc ở trục đường chính. Không khí ở đây càng âm u lạnh lẽo hơn, chân
tường dầm hộp xi măng còn đóng băng trắng. Bạn đang đọc truyện tại
blog Xú Ngư
Tư Mã Khôi soi đèn quặng tứ phía xung quanh, thấy nơi sâu nhất là
giếng khoan, đường kính rộng gần trăm mét, được đậy nắp bên trên. Hai
khoang trái phải là hai hồ chứa nước rộng lớn khác thường, sâu cả trăm
mét, có bậc thang dẫn xuống đáy; nhưng lòng hồ trơ cạn, không một giọt
nước, chỉ có ba thanh dầm thép khổng lồ nằm vắt ngang ở phía trên
cùng.
Tư Mã Khôi biết đây là cầu trục treo dùng để cẩu hàng nặng, xem ra
hồ nước này không dùng để trữ nước, mà để cẩu một thiết bị hạng nặng
nào đó từ dưới giếng khoan lên. Đâu đâu cũng đượm vẻ kì quái bí hiểm,
nên thực sự không thể nghĩ ra, hai cái máng xi măng cỡ lớn đóng chặt
đằng kia đựng cái gì bên trong.
Thắng Hương Lân nói với Tư Mã Khôi: “Năm 1958, đoàn khảo sát
liên hợp Liên Trung đã đi từ cái giếng khoan này để xuống khu vực sâu
hơn, sau đó tất cả đều mất tích. Chúng ta phải cố gắng thu thập các tư