Chương 6.9: Phát hiện động trời
Tư Mã Khôi có chút bất ngờ: “Trong thành cổ dưới lòng đất còn có
vật thể kim loại hình tròn cơ à? Có phải nó là mạch quặng tồn tại trong
lòng núi không? Bây giờ cô đã xác định được nó cụ thể là vật gì chưa?”
Thắng Hương Lân lắc đầu: “Tôi cũng không dám chắc, chỉ suy đoán
nó khả năng bằng đồng, và được cất giấu trong lòng núi”.
Hải ngọng cũng kêu lạ: “Chuyện này đúng là hi hữu! Không biết thể
tích của nó lớn chừng nào? Sao lại là… hình tròn được nhỉ?”
Đồng hồ thám trắc trọng lực và từ lực của Thắng Hương Lân chỉ hiển
thị một vài số liệu đại khái, phỏng đoán vật thể có đường kính dài
khoảng trên dưới ba mươi mét, còn tình hình cụ thể ra sao, thì không suy
đoán được.
Tuy đội khảo cổ không biết người xây dựng tòa thành cổ là ai, nhưng
rất có khả năng nó được xây đựng vào thời tam đại Hạ – Thương – Chu,
từ lưu vực sông Hoàng Hà di chuyển dần xuống lòng đất, ngoài điều đó
ra, mọi người không biết gì hơn, các sách địa lý cổ cũng hầu như không
ghi chép gì về sự kiện này. Nhất thời, mọi người không biết phải bắt tay
từ đâu, đành tiếp tục thăm dò lòng huyệt động ở nơi sâu nhất trong thành
cổ xem tình hình thế nào trước đã.
Tòa thành cổ này xuất hiện ở điểm tận cùng của tọa độ dẫn đường, có
lẽ nó chính là chìa khóa quan trọng để mở ra các ổ khóa ẩn số, bây giờ
chỉ cách đáp số một bước chân. Có điều mọi người không thể lý giải
được: người xưa đã làm cách nào để chế ra vật thể bằng đồng xanh hình
tròn khổng lồ cỡ này được?
Tư Mã Khôi thầm nghĩ: nơi sâu trong thành cổ đã có cánh cửa đá to
nặng như thế, thì lòng núi chắc chắn phải bị đục rỗng, có lẽ giống như
cái giếng khoan, thông suốt từ miệng cho đến tận đáy. Bởi vậy cả đội có
thể thâm nhập vào trong bằng cách mạo hiểm tụt từ miệng núi xuống
dưới. Có điều trước khi làm vậy, vẫn phải tìm xem có lối đi nào trong