của vương triều Chăm Pa.
Đầu năm 1953: Toàn bộ đoàn khảo cổ người Pháp, cư trú tại Ấn Độ,
đã gặp nạn trong thủy động núi Dã Nhân.
Đầu năm 1953: Giáo sư Thắng Thiên Viễn thoát khỏi sự khống chế
của Nấm mồ xanh và trở về Trung Quốc.
Năm 1953: Tư Mã Khôi ra đời.
Mùa thu năm 1953: Giáo sư Thắng Thiên Viễn phát hiện ra cực vực
trong sa mạc Gobi ở Tân Cương.
Mùa đông năm 1953: Liên Xô bắt tay thực hiện kế hoạch kính viễn
vọng địa cầu. Tàu ngầm động cơ dầu Diesel hạng trung, hiệu “Sunshine”
thuộc chi đội tàu ngầm độc lập số 40, mang theo hai quả tên lửa ra khơi.
Không may, bộ phận chỉ huy của con tàu gặp sự cố, khiến cả đoàn bị mất
phương hướng, đi vào một vùng biển lạ dưới lòng đất nên không thể trở
về, chỉ có thể sử dụng máy phát sóng ngắn liên lạc với thế giới bên
ngoài.
Mùa xuân năm 1955: Đoàn chuyên gia Liên xô đề ra kế hoạch kính
viễn vọng Lopnor, đồng thời cung cấp các trang thiết bị khoan thăm dò
hạng nặng và chuyên gia kỹ thuật chuyên nghiệp.
Cuối năm 1958: Đường hầm Lopnor được khai phá thành công. Đội
khảo sát liên hợp Trung – Liên bị mất tích trong lòng cực vực; các
chuyên gia Liên Xô rút về nước đồng thời dùng bom phá sập đường
hầm.
Năm 1963: Chiếc máy bay quân sự Ilyushin-12 chở đội khảo cổ – do
giáo sư Thắng Thiên Viễn dẫn đầu, bay đến Tân Cương để tìm kiếm một
lối vào khác của kính viễn vọng Lopnor. Không may chiếc Ilyushin-12
đã gặp phải sự cố bất ngờ trên bầu trời sa mạc.
Năm 1963: Giáo sư Thắng Thiên Viễn bị ám sát, cuốn sổ công tác
ghi chép các tư liệu liên quan đến cực vực được chuyển giao cho người
bạn của ông là giáo sư Tống Tuyển Nông