Thời Tống: Vị thánh tăng duy nhất có thể giải mã long ấn triều Hạ, bị
quốc vương Chăm Pa nhốt vào mật thất dưới chân tòa thành Nhện Vàng;
ý thức lưu lại trong não của vị thánh tăng nọ đã bị từ trường của di vật
thời kỷ Devon hút trọn và lưu lại dưới dạng sóng điện u hồn.
Thời Tống: Sương mù dày đặc của Udumbara tỏa ra phủ kín toàn bộ
khe cốc khổng lồ trong lòng núi Dã Nhân.
Thời kỳ thực dân Anh cai trị Miến Điện: Quân Anh mưu đồ khai quật
tòa thành Nhện Vàng của vương triều Chăm Pa, nên đã cho xây dựng
con đường thông sâu vào núi. Nhưng sau đó, do sương mù dưới lòng đất
trào lên tấn công, nên họ buộc phải từ bỏ công trình đang thi công dở
dang.
Những năm đầu thời kỳ Dân quốc: Triệu Lão Biệt cùng đội thám
hiểm người Pháp xâm nhập Hắc Môn – dưới lòng hoang mạc để đào
trộm báu vật, nhưng do mắc phải hội chứng tăng áp lực nội sọ do địa áp,
nên khi trở ra cả đoàn phải bỏ mạng ngay trước cửa Hắc Môn.
Tổ chức tình báo mạng lưới ngầm đầy thần bí Nấm mồ xanh, dần dần
bị kẻ cầm đầu thần bí khống chế, đồng thời tổ chức này nắm được tin
tình báo về tòa thành Nhện Vàng từ tay người Anh.
Thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ hai: Quân Đồng minh phản công
Miến Điện, lợi dụng đường hầm cũ của quân Anh để lại, họ xây dựng
tiếp con đường Stilwell, vô tình đào thông lối vào Tượng Môn nằm dưới
khe cốc núi Dã Nhân.
Đơn vị vận chuyển bổ sung hỗn hợp thuộc quân đoàn công trình tác
chiến độc lập thứ sáu cùa quân Mỹ, vô tình đi nhầm vào con đường U
Linh và rơi vào khe cốc núi Dã Nhân.
Trước khi Miến Điện giành độc lập: Một chiếc máy bay tiêm kích
vận tải của không quân hoàng gia Anh, bị Nấm mồ xanh lợi dụng, đã chở
bom địa chấn bay vào khe cốc núi Dã Nhân và bị rơi xuống dưới khe
cốc.
Năm 1953: Đoàn khảo cổ, trong đó có chuyên gia khảo cổ Thắng
Thiên Viễn, được Nấm mồ xanh thuê để điều tra về thành cổ Nhện Vàng