biểu trưng cho quyền uy của chính quyền phong kiến và sự thống nhất
quốc gia. Từ đó có câu nói “Có được Cửu Đỉnh là có được thiên hạ”.
Ngoài ra, thân đỉnh còn chạm khắc thế núi mạch sông địa hình sản
vật, cây cỏ chim muông và cả những sự kiện ly kỳ lúc bấy giờ. Hậu thế
gọi nó là “sơn hải đồ” – tức là bản đồ sông núi, còn tông tích của chín
“đỉnh thần Vũ vương” ở đâu, thì từ lâu không còn ai biết nữa, chỉ để lại
rất nhiều truyền thuyết cổ xưa như những câu đố không lời giải.
Về sau, mọi truyền thuyết xuất hiện trong các sách địa lý cổ, đều lấy
nội dung này làm gốc; ngay cả rất nhiều cuốn cổ thuật như tướng vật hay
biệt bảo, có nội dung đề cập đến nó, về cơ bản cũng đều dựa trên nguồn
gốc này.
Tư Mã Khôi suy đoán: đỉnh đồng trong thành cổ dưới lòng đất, quá
nửa chính là “đỉnh thần Vũ vương” có vẽ sơn hải đồ, nhưng không biết
vì sao nó lại lưu lạc xuống tận nơi này? Có lẽ lời giải mà đội khảo cổ
muốn tìm, đang được ẩn giấu bên trong. Anh quan sát tỉ mỉ, quả nhiên
phát hiện họa tiết chạm ở vách ngoài của một trong chín đỉnh đồng, là
ghi chép về vực sâu khổng lồ tồn tại ở điểm khởi đầu của thời gian. Tất
cả nguy hiểm, kỳ tích, bí mật và cả cái thăm thẳm không thể vượt qua,
đều nằm trong hắc động gần tâm Trái Đất, nơi mà con người không thể
nào đặt chân đến được.
HẾT TẬP 2
Hô Diên Khánh (một số sách khác gọi là Hô Khánh): là một
tướng lĩnh quân sự kiêm nhà ngoại giao tài ba thời Bắc Tống.