MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 3: ĐẠI THẦN NÔNG GIÁ - Trang 89

CHƯƠNG 2 – NÚI THẦN NÔNG GIÁ

Chương 2.1: Chuyến tàu đường dài

Ba kẻ may mắn sống sót của đội khảo cổ đi bộ trong sa mạc

ròng rã suốt một ngày đường, cuối cùng cũng gặp được đoàn văn
công Ô Lan Mục Kì(1). Sau khi hỏi thăm, mới biết nơi này là rìa
đông bắc sa mạc Kumtag, cách núi Bạch Sơn không còn bao xa.
Khu vực nằm giữa sa mạc và núi Bạch Sơn là vùng thảo nguyên
hoang vu, vắng bóng người, phần lớn dân du mục trong đội sản
xuất ở đồng cỏ gần đó đều là người Mông cổ.

[1] Ô Lan Mục Kì: tiếng Mông cổ có nghĩa là “mầm non màu

đỏ”, ý để chỉ đội công tác văn hóa mặc sắc phục màu đỏ. Đó là đội
văn công lưu động được thành lập năm 1957, hoạt động sôi nổi
khắp khu vực thảo nguyên Mông cổ.

Hải ngọng hơi ngỡ ngàng. Anh không ngờ vừa từ lòng đất chui

lên, đã đến thảo nguyên bao la của Nội Mông. Quãng đường này
ngoằn ngoèo nhấp nhô, hành trình đâu chỉ vài dặm, nếu không sao
có thể gọi là Ô Lan Mục Kì?

Tư Mã Khôi thì biết phía tây Tân Cương kéo dài đến tận bồn

địa Tarim, phía đông kéo dài đến ven sa mạc Kumtag, chỗ nào có
thảo nguyên, nơi ấy sẽ là vùng đất cư trú của dân tộc Mông cổ.
Năm đó, sau khi thoát khỏi ách thống trị của sa hoàng Nga, lực
lượng Torghut từ Liên Xô cũ ở lưu vực sông Volga trở về Trung
Quốc, hoàng đế Càn Long triều Thanh ban bố ngự chỉ, lệnh chia
khu vực này thành bốn lộ: đông, tây, nam, bắc, tất thảy mười kì,
dân du mục định cư ở bồn địa Yourdusi, núi Ưng Sa, núi Bạch Sơn
v.v… bởi vậy hầu hết dân du mục ở phía tây nam Tân Cương đều
là người Mông cổ; còn đoàn ô Lan Mục Kì qua đường là đội văn
công lưu động tuyên truyền ở giữa những khu vực này. Bây giờ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.