MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 3: ĐẠI THẦN NÔNG GIÁ - Trang 200

có mày, có cánh, phần thân dưới còn có một con cóc to kềnh càng nằm
phủ phục.

Cao Tư Dương không biết vật này là thứ gì, liền hỏi: “Nó là người hay
ma núi thế nhỉ?”

Nhị Học Sinh cũng kinh ngạc nói: “Chưa bao giờ thấy dị vật kì lạ như
vậy xuất hiện trong rừng rậm nguyên sinh Thần Nông Giá cả”.

Hải ngọng giương súng săn, thủng thẳng bảo: “Chuyện này phải hỏi
thằng Khôi, cậu ta là chuyên gia sinh vật đấy, chim thú nào mà chẳng
biết, ngay cả trong côn trùng nghĩ gì cậu ta còn hiểu rõ nữa là”.

Tư Mã Khôi lại gần, phủi lớp đất bùn bên ngoài đi, phát hiện đó là một
pho tượng ngọc, chất ngọc giờ đã gần giống với xương khô, vẻ lung linh
bên ngoài đã không còn, đường vân cũng nhạt nhòa, có lẽ nó tồn tại trên
đời chí ít cũng hơn hai ngàn năm. Anh bảo mọi người: Tôi quần quật
trong đội khảo cổ suốt bao nhiêu năm, bùn đất đào dưới lưỡi xẻng đủ
chất thành núi, đương nhiên phải biết vật này chứ. Nó chẳng qua là ngõa
gia, tức là tượng nung ấy mà, tượng nung có nhiều loại, và cũng có thể
được làm bàng ngọc, vàng, đá, đồng hoặc gỗ. Có điều, pho tượng này
hình thù cổ quái quá, không thể phân biệt được nó là người hay chim
thú, nhưng có thể chắc chắn lai lịch của nó tuyệt đối không bình thường.
Nghe nói, nước Sở thời Xuân Thu là nơi sùng tín mấy chuyện thầy mo
và ma quỷ nhất, họ cho rằng, mọi vị thần cõi âm gian đều có hình hài
đầu chim mặt người, có nhiệm vụ dẫn linh hồn của người chết xuống âm
gian, những vị thần này chuyên ăn não người chết. Thời cổ tương truyền,
đáy Âm Hải Cốc nhốt giữ ác quỷ, bởi vậy người nước Sở mới đặt tượng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.