MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 3: ĐẠI THẦN NÔNG GIÁ - Trang 259

Mọi người nghe xong đều gật đầu tán thành. Hải ngọng nói lái đi cho
khỏi tẽn tò, anh bảo: “Nửa đời Hải ngọng tôi đã đấu tranh cho sự nghiệp
giải phóng của toàn nhân loại, điều tôi theo đuổi toàn là chân lý, chuyện
tôi đàm luận cũng đều là chủ nghĩa, chết còn không sợ, thì sợ gì ma?”.
Nói xong, anh đưa tay nhấp ít nước bọt, quệt lên lông mày, sau đó khoác
súng săn lên vai, bật đèn quặng, đi trước dẫn đường.

Tư Mã Khôi thấy vậy, liền bảo Nhị Học Sinh châm đuốc, đứng ở vị trí an
toàn nhất phía giữa đội. Huyệt động này vốn dĩ là hang đá trong núi,
đường kính khoảng hơn trăm mét, thế chạy hiểm trở, gần như dốc đứng,
lỗ huyệt chi chít, trông giống như vách tường ngoài của đấu trường La
Mã cổ. Không những vậy, rễ của những loài thực vật tiền sử vừa dài lại
vừa to, đoạn nhỏ nhất cũng phải bằng một vòng ôm, chúng thò ra từ các
kẽ đá, dính thành một thể với vách tường động, quấn quanh lùm nấm gỗ
mọc gân đó, tạo thành một mạng lưới trải dài miên man.

Mọi người giẫm lên những rễ cây mọc xiên, chậm chạp tiến từng bước
vào bên trong. Tư Mã Khôi đi qua cửa động, dùng dao phát bớt đám nấm
vân chi che chắn trước mặt, thò người vào trong quan sát. Mấy hang
động này không sâu lắm, nhưng dưới lòng đất không có gió, không khí
trong động cũng khó lưu thông, bởi vậy mấy bức bích họa cổ màu sắc
loang lổ khắc trên vách, tuy vẫn còn có thể nhận diện một cách mờ nhạt,
nhưng đa số đều thiếu mắt thiếu mũi, què chân cụt tay, không còn hình
hài nguyên vẹn. Trong động, xương trắng chất chồng, không rõ đó là
xương người hay xương thú.

Có một bức bích họa khắc trong lỗ huyệt đá vẫn còn bảo tồn được khá
toàn diện, nó mô tả cảnh tượng ác quỷ xé thịt người ăn trong sương mù
dày đặc, nạn nhân nửa thân dưới vẫn còn nguyên thân máu thịt, nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.