Chương 6.8: Tấm bia cổ của Vũ vương
Nấm mồ xanh thấy hội Tư Mã Khôi không lập tức trả lời, thì
đoán chắc vẫn còn đất thương lượng. Hắn nói từ thuở xa xưa, khi
hồng hoang sơ khai, âm dương hòa hợp sinh ra trời đất, mặt đất là
những vòng nham thạch dày mấy ngàn mét, trong tầng nham thạch
có sông ngầm, vì trong huyệt địa, khe giếng, thường có dòng nước
phun trào, mà trên thực tế là do áp lực tạo thành, nên thời cổ người
ta gọi nước dưới lòng đất là “tuyền’, thủy thể khổng lồ nằm dưới
vành đai 30° vĩ Bắc, chính là nơi có dòng suối lớn sâu vô tận.
Dòng suối này sâu như vực, không nhìn thấy đáy, phía trên bị
bao phủ bởi lớp mây từ dày đặc, xung quanh là hỗn độn chưa phân
chia, nhưng tận cùng dưới sóng nước còn có một cái máng lõm
hình tròn, đó mới chính là vực sâu đích thực nằm dưới cửu tuyền.
Thủy thể nguyên thủy dưới lòng đất chính là mô hình thu nhỏ của
đại dương ngày nay, trong lòng nó từng tồn tại rất nhiều loài sinh
vật có vỏ, sau này bãi biển hóa nương dâu, địa hình thay đổi đột
ngột. Một số loài sinh vật như ốc anh vũ cổ đã bị dòng nước ngầm
cuốn xuống vực sâu, và nhờ lớp vỏ có khả năng chịu thừa áp tốt,
chúng chui vào không động rồi dần dần trở thành hóa thạch, sau đó
lại bị dung nham phun ra từ tầng quyển manti đẩy ra ngoài thủy
thể, trôi bập bềnh trong biển tối mênh mông, cho đến khi núi từ bị
sụt lún xuống đây, những vỏ ốc này mới bị hút vào quanh lòng núi.
Khi Thần Nông gá gỗ làm ổ, người thượng cổ đã đi lạc vào lòng
đất, lúc đó núi từ vẫn cao sừng sững, còn động nham thạch phía
dưới biển Âm Hải lại thò hẳn vào trong sương. Sau vụ va chạm,
mặt đất xảy ra địa chấn, khiến núi từ bị chặn lại tại chỗ, phần lòng
núi sụt lở đã lộ ra một vòm hang lớn, nhờ vậy mà con người mới
có thể chui vào bên trong và phát hiện ra vàng, mã não. Nhưng
ngọn núi lại trôi nổi bất định, đến lúc họ muốn quay lại lấy tiếp, thì
đã không thấy tung tích của nó đâu nữa. Người đời sau lắp ghép
những phần khoáng vật giống như xương khô này thành một cỗ di