số thông tin quan trọng thời viễn cổ như địa lý, địa mạo, sông ngòi, đầm
trạch, sa mạc, đất ngập nước và cả những thay đổi lớn lao dời non lấp bể,
phân bố khoáng vật, thực vật, quá trình di cư và tuyệt diệt, biến đổi và
tiến hóa của muông thú muôn loài…
[1] Minh khí: đồ bằng gốm, đồng… được làm thu nhỏ, mô phỏng theo
vật thật, để thờ cúng hoặc chôn theo người chết.
Trong chín chiếc đỉnh có một chiếc đúc hình đầu trâu mặt ngựa, được
xếp lớp lang theo thứ tự thời gian và độ sâu tầng đất, cổ nhân đã căn cứ
vào đó để ghi lại địa hình địa mạo, các loại khoáng quặng và sinh vật cổ
quái của bốn cực. Tầng sâu nhất là một hắc động giống như vực sâu
không đáy, bên trong lấp ló thứ gì đó hình thù kì dị nửa ẩn nửa hiện,
không rõ rốt cuộc là vật gì, vị trí và các đặc điểm của hắc động này hoàn
toàn trùng khớp với miếu thần mà đội khảo cổ đang muốn tìm.
Bên cạnh mỗi bức vẽ đều được chú thích bằng chữ triện cổ rất nhỏ, Tư
Mã Khôi cố gắng đọc, nhưng có lẽ đó là văn tự long ấn triều Hạ, nên anh
đành bó tay bất lực, không nhận ra chữ nào. Chỉ có đỉnh Vũ Vương là
cội nguồn của cổ thuật tướng vật, Tư Mã Khôi nghe đồn đã lâu, nên mới
không khó phỏng đoán lai lịch của nó. Nghe nói, Sơn Hải Kinh – một
cuốn cổ tịch địa lý thời Tần cũng được phỏng tác từ Sơn Hải Đồ khắc
trên thân chiếc đỉnh cổ này, có điều nội dung bên trong đã bớt đi vài
phần chân thực.
Thắng Hương Lân nghe Tư Mã Khôi nói hoàn toàn hợp logic, có lẽ cũng
không sai lệch so với thực tế là bao, lòng cô bất giác thất kinh. Trong các
lăng tẩm của các đế vương chư hầu, vật phẩm tuẫn táng quan trọng nhất
chính là đỉnh đồng. Đỉnh đồng chính là quốc bảo, nên chỉ có bậc đế
vương mới đủ tư cách mang cửu đỉnh tuẫn táng theo mình, bởi nó đại
diện cho chín châu. Nếu ngược dòng lịch sử tìm về cội nguồn, thì đỉnh
đồng đúc ở Yên Son của Vũ Vương có thể coi là cái đỉnh ông tổ, vì vậy