mật thì sẽ không gặp phải nguy hiểm gì, chính người Bái Xà đã sử dụng
cách thức này nên mới có thể lưu truyền và giữ gìn bí mật suốt nhiều năm
như thế.
Ngoài ra, mọi người chỉ chăm chăm đoán xem bí mật gì có thể gây chết
người, mà bỏ qua một chuyện, đó là tất cả các chữ đều khắc bằng chữ triện
cổ long ấn, loại chữ triện cổ trông loằng ngoằng như giun dế kia sớm đã
thất truyền từ mấy ngàn năm trước, hội Tư Mã Khôi chỉ căn cứ vào những
ghi chép mà đội khảo sát Lopnor để lại dần dần đối chiếu từng chút một và
phân biệt, nhưng cuối cùng cũng không thể dám chắc có giải đọc được toàn
bộ nội dung hay không, hơn nữa những đường nét vết khắc mà người Bái
Xà để lại dẫu có cổ quái thế nào chăng nữa, cũng không đến mức gây nguy
hại chết người, bởi thế cho dù bây giờ cả hội có đứng trước tấm bia và nhìn
chữ triện cổ, thì chắc chắn cũng không gặp phải nguy hiểm gì.
Ý niệm đó cứ luẩn quẩn trong đầu Tư Mã Khôi, chỉ có điều anh vẫn chưa
hoàn toàn nghĩ thông suốt, bởi vậy trước khi nói ra cho mọi người biết, anh
cũng không vội quay lại nhìn dòng chữ tấm bia đá, mà đợi đến khi có đối
sách mới ra tay hành động.
Cao Tư Dương nghe xong, biết là mình đã trách lầm Tư Mã Khôi thì cảm
thấy rất áy náy, có điều lời đã nói ra không rút lại được. Nhưng nghĩ cũng
thật kỳ lạ, Nhị Học Sinh chắc chắn không biết gì về chữ triện cổ khắc trên
tấm bia đá, vậy sao cậu ta lại lăn ra đột tử dưới chân bia?
Tư Mã Khôi cho rằng cơ thể Nhị Học Sinh yếu ớt, gắng gượng suốt chặng
đường từ rừng rậm Thần Nông Giá đến đây thì kiệt sức như ngọn đèn cạn
dầu, cậu ta phải chịu áp lực trong môi trường không có ánh sáng dưới lòng
đất trong thời gian dài, cộng thêm tinh thần lo sợ, hồi hộp quá độ nên khuỵu