MÊ TÔNG CHI QUỐC TẬP 4: CỬU TUYỀN U MINH - Trang 191

vọng Lopnor?

hoatanhoano.wordpress.com

Riêng Thắng Hương Lân đã từng nghe nói đến nó khi còn làm việc trong
phân đội trắc họa, cô biết hố quặng số 111 nằm ở lưu vực sông Irtysh thuộc
dãy núi Altai, phía bắc Tân Cương. Nghe nói, ngay từ thời Sa hoàng, một
phần của hố quặng đã được người Nga phát hiện, dưới mỏ quặng có nhiều
nguyên tố quý hiếm và nhiều loại đá quý. Hàng chục hố quặng khác nhau
phân bố theo hình xoắn ốc trong lòng đất từng bị Nga hoàng cướp trắng
trong suốt nhiều năm. Mãi sau giải phóng, mỏ quặng mới được Trung Quốc
thu hồi về và đặt tên là “hố quặng số 3”, hố quặng này hoàn toàn không liên
quan đến kính viễn vọng Lopnor.

Thời kỳ quan hệ Trung Xô bước vào giai đoạn đối đầu, đất nước mới thành
lập phải gánh một khoản nợ khổng lồ, cộng thêm liên tiếp ba năm thiên tai
hoành hành, nhân dân cả nước phải thắt lưng buộc bụng sống qua ngày mới
trả được 60% khoản nợ nước ngoài, vậy mà chỉ cần khai thác số đá quặng
quý hiếm trong hố quặng này là đủ trả nốt số nợ còn lại. Không những vậy,
nó còn có công lao to lớn trong việc thiết lập quốc phòng, từ đó có thể thấy
nguồn tài nguyên phong phú tiềm tàng trong hố quặng số 3, nó chính là hố
quặng lớn nhất thế giới, những tư liệu về nó trở thành hồ sơ tuyệt mật tầm cỡ
quốc gia, người ngoài hiếm ai biết được. Giáo sư Tống Tuyển Nông từng có
thời gian làm việc trong hố quặng, bởi vậy Thắng Hương Lân cũng biết sơ
sơ về nó, nhưng cô hoàn toàn không biết vị trí chính xác cũng như phân bố
các tầng quặng trong hố. Tuy vậy, từng đó thôi cũng đủ để cô hiểu những gì
Nấm mồ xanh vừa nói về địa điểm hố quặng là hoàn toàn chính xác, có điều
thời Sa hoàng nó có tên là “hố quặng số 111”, chứ không phải “hố quặng số
3”, điều đó chứng tỏ câu chuyện Nấm mồ xanh sắp kể ít nhất phải xảy ra
trước năm 1949.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.