dung, mà là âm thanh, chỉ khi dùng hệ ngôn ngữ nguyên thủy để đọc nội
dung tấm bia thì nó mới khiến người ta mất mạng.
Nấm mồ xanh nói, người Bái Xà cổ đại biết đến bí mật này từ miệng một xà
nữ giống như cương thi, não của ả đã khô quắt, chỉ có thể phát ra những âm
thanh thì thào trong miệng, một vài người Bái Xà thấy xà nữ nói thì ghé tai
vào nghe, những người này nghe xong, hai mắt lập tức trợn ngược, não hóa
lỏng chảy xuống khoang mũi. Những người Bái Xà khác thấy vậy, trong
lòng vô cùng kinh hãi, cho rằng những người này đều bị bí mật thần bí kia
giết sống ngay tại chỗ, nên đành áp dụng phương pháp cho mỗi người nghe
từng đoạn một, rồi ghi chép lại bí mật vốn không nên tồn tại trên cõi đời và
khắc trên bia đá. Ngàn năm dâu bể trôi qua, chỉ duy có phiến đá bị chôn vùi
dưới cửu tuyền này là tránh được muôn vàn kiếp nạn và nguyên vẹn tới ngày
nay.
Người Bái Xà cổ đại đào đất quá sâu, dẫn đến nạn lũ lụt và họa diệt vong,
may nhờ Vũ Vương khai phá Long môn nên họ mới sống sót, nhưng họ lại
bị bắt làm tù bịnh, trở thành nô lệ, chuyên làm việc dưới lòng đất để dẫn
nước lũ vào Vũ khư. Đám nô lệ này không cam tâm chịu đựng ách thống trị
tàn khốc của vương triều nhà Hạ, bèn nảy sinh ý nghĩ tìm lại tấm bia đá bị
chôn sâu dưới cửu tuyền để đối phó với Hạ Vũ nhưng lũ lụt lại bịt kín thông
đạo ban đầu, mãi đến khi hậu duệ cuối cùng của tộc người Bái Xà hoàn toàn
bị diệt vong, họ vẫn chưa được thỏa nguyện, bí mật cổ đại ghi chép trên tấm
bia Bái Xà dần dần bị cát bụi của lịch sử vùi lấp cùng tuế nguyệt.
“Chủ nhật buồn” sớm thu hút sự chú ý của Liên Xô ngay từ thời kỳ đầu
chiến tranh lạnh, thông qua nhiều con đường, bộ phận gián điệp đã nắm
được cội nguồn của tín hiệu chết người này xuất phát từ mảnh vỡ trên tấm
bia cổ đại chôn dưới lòng đất Tân Gương, tuy những ghi chép của viên sĩ