Edison không phải là một tên mọt sách ngây thơ hay phi thực tiễn.
“Phù thủy của thành phố Menlo Park” (biệt danh của Edison) là một nhà
kinh doanh tài ba, hiểu rõ về tiềm năng trong thị trường cho những phát
minh của ông. Ông cũng biết cách làm việc với báo chí – đôi khi còn chiến
thắng trong việc giành được danh hiệu nhà sáng chế của một phát minh gì
đó do biết cách quảng bá bản thân.
Đúng, ông ta là một thiên tài. Nhưng không phải từ khi sinh ra ông
đã là thiên tài. Người viết tiểu sử về ông, Paul Israel, sau khi nghiên cứu kỹ
tất cả những thông tin có thể tìm thấy được, nghĩ rằng Edison chỉ là một
đứa trẻ bình thường vào thời đó. Edison có niềm ham thích lạ thường với
những cuộc thí nghiệm và những thứ liên quan tới máy móc, tuy nhiên thì
máy móc và công nghệ là sở thích chung của nhiều đứa trẻ vùng Trung Tây
nước Mỹ lúc bấy giờ.
Điều làm ông thực sự khác với những đứa trẻ khác là tư duy và
động lực. Ông chưa bao giờ ngừng tò mò, luôn mò mẫm và thử nghiệm
những thử thách mới. Khi mà những người bạn cùng lứa đã ổn định đâu
vào đấy với cuộc sống của mình, ông vẫn tự mình bắt tàu đi khắp các thành
phố để học về điện báo, và chỉ bằng việc tự học và mò mẫm đó, ông đã có
được cho mình một công việc ổn định: người đánh điện báo. Và sau đó,
tình yêu với sự phát triển bản thân và các phát minh vẫn mãi rực cháy như
thế (dù điều này làm vợ ông không hài lòng cho lắm), nhưng chỉ trong lĩnh
vực ông ưa thích mà thôi.
Có rất nhiều những câu chuyện được điểm xuyết những chi tiết
“siêu nhiên” về năng lực và thành tựu, ví dụ như những câu chuyện về một
thiên tài đơn độc đột nhiên phát minh ra những thứ tuyệt vời.
Tuy nhiên, đội ngũ những người góp phần vào cuốn sách The
Origin of Species (Nguồn gốc muôn loài) của Darwin đã phải mất nhiều
năm thu thập dữ liệu, hàng trăm cuộc thảo luận với đồng nghiệp và những