ENRON VÀ TƯ DUY VỀ TÀI NĂNG
Năm 2001 cả thế giới doanh nghiệp đón nhận một tuyên bố gây rúng động.
Enron – doanh nghiệp của tương lai – đột nhiên bị phá sản. Làm thế nào mà
một tương lai xán lạn lại trở thành một thảm họa khủng khiếp tới vậy? Có
phải vì doanh nghiệp không đủ năng lực? Hay vì tham nhũng?
Lý do là vì tư duy. Theo Malcolm Gladwell, viết trong tờ The New
Yorker, các công ty Mỹ luôn bị ám ảnh bởi tài năng. Đúng là như vậy. Ngay
cả những người đứng đầu của McKinsey & Company, tập đoàn tư vấn về
quản lý lớn nhất đất nước, khẳng định rằng thành công của doanh nghiệp
ngày nay cần có “tư duy tài năng”. Cũng giống như những đội thể thao sẵn
sàng trả một số tiền lớn để ký kết những vận động viên thiên phú, các
doanh nghiệp cũng không nên tiếc tiền trong việc chiêu mộ nhân tài, bởi
đây là vũ khí bí mật, là chìa khóa để chiến thắng cuộc cạnh tranh trong thị
trường.
Gladwell viết, “Tư duy tài năng này là một phương châm
của các nhà quản lý
ở
Mỹ.” Nó tạo ra dấu ấn cho văn hóa của Enron – và cũng cấy mầm mống
cho sự lụi bại của công ty.
Enron luôn tuyển lựa những tài năng lớn, những người có những
bằng cấp hào nhoáng, một điều về bản chất không phải là sai trái. Công ty
trả cho những người này mức lương khá hậu hĩnh, lại một lần nữa, đây
cũng không phải là việc xấu. Nhưng bằng việc đặt hoàn toàn niềm tin vào
tài năng, Enron đã có một sai lầm chết người: nó tạo ra một nền văn hóa tôn
thờ tài năng, từ đó ép buộc nhân viên phải gồng lên và thể hiện ra bên ngoài
sự xuất chúng của mình. Về căn bản, nó đưa mọi người vào Tư Duy Cố