MINDSET - TÂM LÝ HỌC THÀNH CÔNG - Trang 264

những câu chuyện như vậy. Gần như tất cả mọi người, không lúc này thì
lúc khác, đều đã từng yêu và bị tổn thương. Điều làm họ khác biệt – khác
biệt khá lớn – là ở cách họ đương đầu với nó.

Sau khi họ kể xong câu chuyện của mình, chúng tôi tiếp tục hỏi họ

những câu sau: Việc đó có ý nghĩa gì với bạn? Bạn đã đối mặt với nó thế
nào? Bạn đang hy vọng điều gì?

Khi người ta có Tư Duy Cố Định, họ cảm thấy bị đánh giá và bị dán

nhãn bởi lần bị từ chối ấy – mãi mãi. Như thể đó là một phán xét được đưa
ra và in lên trán họ: KHÔNG ĐÁNG ĐƯỢC YÊU THƯƠNG! Và họ trở
nên giận dữ.

Bởi Tư Duy Cố Định không cho họ một công thức để hàn gắn vết

thương, tất cả những gì họ có thể làm là hy vọng sẽ trả thù người đã làm họ
bị tổn thương. Lydia, cô gái trong câu chuyện kể trên, nói rằng nỗi cay đắng
của cô rất mãnh liệt và không nguôi trong một thời gian dài: “Tôi sẽ trả thù,
tôi sẽ làm tổn thương anh ta bằng mọi cách có thể nếu tôi có cơ hội. Anh ta
xứng đáng nhận điều đó.”

Với những người có Tư Duy Cố Định, mục đích số một của họ rất

đơn giản và rõ ràng: Trả thù. Như một người đàn ông đã nói: “Cô ta đã lấy
đi mọi thứ của tôi khi cô ta rời đi. Chưa một ngày nào tôi không nghĩ cách
làm cô ta phải trả giá.” Trong cuộc nghiên cứu này, tôi hỏi một trong những
người bạn có Tư Duy Cố Định về cuộc ly dị của cô ấy. Tôi sẽ không bao
giờ quên những gì cô ấy nói. “Nếu tôi phải chọn giữa việc tôi có được hạnh
phúc và anh ta phải chịu đau khổ, chắc chắn tôi sẽ chọn vế sau.”

Chắc chắn người tạo ra cụm từ “Sự trả thù ngọt ngào” phải là người

có Tư Duy Cố Định – câu nói tới từ suy nghĩ rằng trả thù sẽ chuộc lại được
những lỗi lầm mà họ đã làm – bởi những người có Tư Duy Phát Triển
không muốn điều đó. Những câu chuyện của họ cũng vẫn có những đau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.