Tính nhút nhát ảnh hưởng xấu tới sự tương tác xã hội giữa những
người có Tư Duy Cố Định nhưng không ảnh hưởng tới các mối quan hệ của
những người có Tư Duy Phát Triển. Kết quả chấm điểm của các chuyên gia
đánh giá cho thấy, mặc dù những người nhút nhát thuộc hai nhóm tư duy
đều cảm thấy hồi hộp trong 5 phút đầu tiên của cuộc gặp gỡ, nhưng sau đó,
những người có Tư Duy Phát Triển bắt đầu thể hiện những kỹ năng xã hội
tốt hơn, được quý mến hơn, và thực sự tạo ra cuộc sự tương tác thú vị.
Thực tế, họ bắt đầu trông giống như không hề nhút nhát tí nào.
Lý do là, một phần, những người nhút nhát có Tư Duy Phát Triển
coi những tình huống xã hội là những thử thách. Mặc dù họ cảm thấy lo
lắng, nhưng họ chủ động chào đón cơ hội gặp gỡ những người bạn mới.
Những người nhút nhát có Tư Duy Cố định, mặt khác, lại muốn trốn tránh
gặp gỡ những người có thể có nhiều kĩ năng giao tiếp hơn họ. Họ nói họ sợ
rằng họ sẽ mắc sai lầm. Vậy là dù cả hai đều nhút nhát, nhưng những người
có Tư Duy Phát Triển và Cố Định đối mặt với tình huống xã hội với hai
thái độ khác nhau. Một bên ôm trọn lấy thử thách, một bên lại sợ nó.
Khi nhận ra được sự khác biệt giữa hai thái độ này, những người
nhút nhát có Tư Duy Phát Triển cảm thấy bớt nhát và hồi hộp hơn khi cuộc
gặp gỡ tiếp tục kéo dài, những những người có Tư Duy Cố Định vẫn không
ngừng lo lắng và liên tục có những hành động khá gượng gạo, như tránh
ánh mắt hay cố né việc phải nói chuyện.
Bạn có thể thấy rõ cách hai thái độ này ảnh hưởng tới việc kết bạn
như thế nào. Những người nhút nhát có Tư Duy Phát Triển kiểm soát tính
nhút nhát của mình. Họ chủ động ra khỏi nhà và gặp gỡ những người mới,
và, sau khi sự hồi hộp lắng xuống, các mối quan hệ của họ phát triển một
cách bình thường. Tính nhút nhát không làm chùn bước họ.
Nhưng với những người có Tư Duy Cố Định, tính nhút nhát lại là
thứ nắm quyền kiểm soát. Nó tách họ ra khỏi những tình huống giao tiếp xã