hội có những người mới, và khi họ trong những tình huống như vậy, họ
cũng không thể hạ tấm rào cản tâm lý xuống và loại bỏ đi nỗi sợ hãi trong
mình.
Scott Wetzler, một nhà trị liệu và giáo sư ngành tâm thần học, kể về
một khách hàng của ông, Georgo, một người nhút nhát có Tư Duy Cố Định.
George cực kỳ rụt rè, nhất là với phụ nữ. Anh khao khát được trở nên hấp
dẫn hơn, tự tin hơn – và vì quá lo lắng rằng người ta sẽ thấy anh vô dụng
hoặc quá thèm muốn [người ấy] – anh quyết định tự đóng băng và tỏ ra
lạnh lùng. Khi cô đồng nghiệp rất quyến rũ Jean của anh bắt đầu ‘thả thính’
anh, anh cảm thấy quá hồi hộp nên đã tránh gặp cô. Rồi một ngày, cô tiến
tới chỗ anh ngồi trong một quán cà phê gần công ty và gợi ý một cách dễ
thương rằng anh nên mời cô ấy cùng ngồi uống nước với anh. Vì không
nghĩ ra được câu trả lời nào thông minh để gây ấn tượng với cô, anh đã trả
lời: “Tôi không quan tâm cô ngồi hay không.”
ANH LÀM CÁI GÌ VẬY GEORGE!!! Anh ấy đang cố bảo vệ mình
khỏi việc bị từ chối – bằng cách tỏ ra không có hứng thú. Và anh ấy đang
cố chấm dứt cuộc hội thoại này. Đúng như ý anh ta muốn, George tỏ ra rõ
với Jean rằng anh không quan tâm, và cuộc hội thoại nhanh chóng kết thúc,
khi Jean bước ra khỏi quán ngay lập tức. George cũng giống như những
người trong nghiên cứu của Jennifer Beer, cũng bị kiểm soát bởi nỗi sợ bị
người ngoài đánh giá buộc anh phải dừng việc tạo ra kết nối với người
khác.
Wetzler từ từ giúp đỡ George vượt qua được sự chú ý thừa thãi tới
cảm giác bị đánh giá của anh. Anh nhận ra, Jean không ở đó để phán xét
hay muốn làm anh xấu hổ, mà là để tìm hiểu anh. Sau khi đã chuyển được
sự tập trung từ ‘bị đánh giá’ sang ‘tạo dựng một mối quan hệ’, George dần
dần đã có thể chủ động giao tiếp. Mặc dù vẫn còn cảm thấy lo lắng, anh đã
tiếp cận Jean, xin lỗi vì hành vi thô lỗ của mình, và mời cô ấy ăn trưa. Cô