KẺ ĂN HIẾP – NẠN NHÂN: TRẢ THÙ
Người ta không chỉ phải chịu sự từ chối khủng khiếp từ những mối quan hệ
yêu đương, mà còn cả trong đời sống trường học. Ngay từ khi học mẫu
giáo, một số đứa trẻ đã phải trở thành nạn nhân. Chúng bị các bạn lấy làm
trò hề, tra tấn tinh thần, đánh đập, dù chúng không làm gì sai. Lý do của
những kẻ hay bắt nạt có thể là vì tính cách rụt rè của các nạn nhân, có thể vì
diện mạo của họ, lý lịch của họ, hay sự thông minh của họ (đôi khi là vì họ
không đủ thông minh, đôi khi lại là vì họ thông minh quá). Điều này có thể
xảy ra hàng ngày, biến cuộc sống của các nạn nhân thành một cơn ác mộng
và khởi đầu những năm của bệnh trầm cảm và sự hận thù.
Điều tệ hơn là, trường học không làm gì để thay đổi tình trạng này.
Đây là bởi vì phần lớn các trường hợp, sự việc diễn ra khi không có mặt
của thầy cô giáo, hoặc bởi được gây ra bởi những học sinh ‘con cưng’ của
trường, ví dụ như ngôi sao thể thao chẳng hạn. Trong trường hợp này,
không phải là thủ phạm, mà chính nạn nhân mới là người bị cho là đứa trẻ
có vấn đề hay biệt dị.
Trong xã hội, mãi tới gần đây chúng ta mới bắt đầu chú ý tới vấn đề
này nhiều hơn. Và rồi những cuộc nổ súng ở trường học xảy ra. Ở trường
cấp ba Columbine, nơi diễn ra vụ nổ súng trong trường học tai tiếng nhất,
cả hai tay súng đều đã bị bắt nạt nhiều năm ở trường. Một người bạn cũng
từng là nạn nhân của những kẻ hà hiếp kể về những gì họ phải chịu đựng
trong những năm học cấp ba.
Ở
các lối hành lang, mấy người ở đội thể thao hay đẩy mấy đứa trẻ
ngã vào tủ đựng đồ và gọi chúng bằng những cái tên thô tục khi những
người khác thì chỉ đứng