chúng đã ‘phán xét’ cậu bé không thương tiếc.
NẠN NHÂN VÀ SỰ TRẢ THÙ
Tư Duy Cố Định có thể đóng vai trò phần nào trong cách những nạn nhân
phản ứng với những kẻ hiếp đáp họ. Khi người ta cảm thấy bị đánh giá sâu
sắc sau khi bị từ chối, phản ứng tự nhiên của họ sẽ là cảm thấy tệ hại về bản
thân và bộc phát bởi sự ấm ức. Họ cảm thấy bị hạ thấp, và họ cũng muốn
kéo người khác xuống với mình. Trong những nghiên cứu của chúng tôi,
chúng tôi từng chứng kiến những con người hoàn toàn bình thường – người
lớn và trẻ con – phản ứng với sự từ chối bằng những suy nghĩ đầy bạo lực
về việc trả thù.
Những người lớn có học vấn cao, tâm trí bình thường, sau khi nghe
chúng tôi kể về một lần bị từ chối hay phản bội, đã nói những câu như “Tôi
muốn hắn ta chết đi” hay “Tôi ước tôi có thể treo cổ cô ta lên”, và thực sự
có ý như vậy.
Khi chúng ta nghe về bạo lực học đường, chúng ta thường nghĩ chỉ
những đứa trẻ hư có gia đình không tốt mới có thể làm những điều như vậy.
Nhưng điều bất ngờ là những đứa trẻ bình thường, không có gì nổi bật có
Tư Duy Cố Định nghĩ về trả thù bằng bạo lực nhanh như thế nào.
Chúng tôi đưa cho những học sinh lớp 8 ở một trong những trường
ưa thích của chúng tôi đọc về một tình huống bắt nạt ở trường. Chúng tôi
yêu cầu chúng tưởng tượng như sự việc này thực sự đang xảy ra với chúng:
Đó là năm đầu tiên ở trường mới và mọi thứ đều diễn ra rất tốt đẹp.
Đột nhiên, một vài học sinh khá nổi tiếng ở trường bắt đầu trêu chọc bạn và
gọi bạn bằng những tên không hay ho. Đầu tiên bạn mặc kệ - điều này vẫn