Câu 3 tạo cho em thói quen coi thường những thứ mà em không làm
đúng ngay từ lần đầu tiên. “Ôi giời chẳng quả việc đó không đáng để tôi
làm tốt thôi” – đó có phải là điều bạn muốn dạy con bạn không?
Câu 4 là câu có ảnh hưởng nguy hại nhất. Nếu em đã có năng lực,
tại sao em không thắng ngay từ lần này? Câu nói này rất dễ làm em chủ
quan với việc cố gắng rèn luyện, cho rằng việc không thắng lần này đơn
giản là vì không may mắn.
Câu 5 có vẻ như thực tế nhất, nhưng lại khá phũ phàng tại thời điểm
đó, và đương nhiên bạn sẽ không nói thẳng ra như vậy. Nhưng đó lại là
những gì người bố có Tư Duy Phát Triển của cô đã nói với cô bé.
Người bố ấy đã nói như sau: “Bố biết con đang cảm thấy thất vọng.
Đó là điều dễ hiểu khi con kỳ vọng vào một kết quả cao, biểu diễn hết mình
mà vẫn không có được kết quả như ý muốn. Nhưng con biết là con chưa
thực sự đạt tới trình độ để chiến thắng. Những cô gái (những người đã đạt
giải) kia là những người đã tập bộ môn này lâu hơn con, nỗ lực nhiều hơn
con. Nếu chiến thắng là điều con muốn, con cần phải cố gắng nhiều hơn
nữa.”
Ông cũng cho cô bé biết rằng sẽ không sao nếu cô bé chỉ muốn coi thể
dục dụng cụ như một sở thích. Nhưng nếu cô bé muốn thật xuất sắc ở
những cuộc thi thế này, cô phải đầu tư nhiều thứ hơn nữa vào nó.
Elizabeth nhớ mãi lời dạy này của bố, dành nhiều thời gian hơn để
luyện tập và hoàn thiện bài biểu diễn, nhất là những bài cô chưa giỏi. Trong
lần thi tiếp theo, cô bé phải cạnh tranh với 8 cô gái khác từ khắp nơi trên cả
nước. Elizabeth đã giành được 5 giải thưởng ở các phần thi cá nhân và đoạt
chức vô địch dựa trên tổng điểm