ở
tất cả các phân thi, mang về nhà một chiếc cúp khổng lồ. Giờ đây, phòng
cô bé
treo nhiều giải thưởng tới nỗi che lấp cả bức tường.
Về bản chất, cha cô bé không chỉ nói với cô bé sự thật, mà còn dạy cô
cách rút ra bài học từ những sai lầm và phải dồn hết sức cho thành công ở
tương lai. Ông đồng cảm với nỗi thất vọng của cô bé, nhưng ông không cho
cô những lời khích lệ sáo rỗng – những lời chỉ càng đem lại những nỗi thất
vọng lớn hơn.
Tôi đã từng gặp rất nhiều vị huấn luyện viên và họ hỏi tôi: “Các vận
động viên chịu tiếp thu đi đâu hết cả rồi?” Rất nhiều huấn luyện viên phàn
nàn rằng mỗi khi họ sửa sai cho các học trò của mình, các vận động viên
thường tỏ ra khó chịu vì sự tự tin của họ vừa bị hạ xuống. Đôi khi họ còn
gọi điện về nhà và phàn nàn với bố mẹ. Họ dường như muốn các huấn
luyện viên không nói về thứ gì khác ngoài việc khen ngợi về tài năng của
họ.
Các huấn luyện viên nói rằng ngày xưa, sau mỗi giải đấu nhỏ hay một
trận đấu cho trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh thường xem lại và phân tích trận
đấu trên đường về nhà và cho lũ trẻ những lời khuyên rất hữu ích. Giờ đây
trên đường về nhà, phụ huynh chỉ biết đổ lỗi lên các huấn luyện viên và
trọng tài cho trận thua hay màn biểu diễn tồi tệ của con họ. Họ không nói
với con họ rằng đó là lỗi của chúng, bởi họ không muốn làm tổn thương sự
tự tin của con.
Nhưng như trong ví dụ về Elizabeth, trẻ em cần có những phản hồi
chân thực mang tính xây dựng. Nếu trẻ em được bảo vệ bằng cách không
thấy sai lầm của chúng, chúng sẽ không bao giờ có thể tiến bộ. Chúng sẽ
coi những lời khuyên, việc huấn luyện và những phản hồi là những thứ tích
cực và hạ thấp bản thân chúng. Không đưa ra những lời nhận xét mang tính